(HBĐT) - Quý I/2023, trong 1.457 trẻ được sinh ra thì có 239 trẻ là con thứ 3 trở lên và ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh. Mặc dù tỷ lệ vẫn cao (chiếm 16,40%), nhưng đã giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2022 và là tín hiệu vui cho ngành dân số sau nhiều năm liền tình trạng sinh con thứ 3 trở lên không giảm mà còn tăng mạnh.


Trạm y tế xã Định Cư (Lạc Sơn) được đầu tư xây mới, trang bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. 

Trong những năm qua, quy mô gia đình nhỏ mỗi cặp vợ chồng có từ 1-2 con ngày càng được chấp nhận rộng rãi; tốc độ gia tăng dân số nhanh đã được khống chế, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Hòa Bình giảm còn khoảng 1%. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng trở lại.

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong 5 năm qua tăng mạnh. Nếu vấn đề này không được kiểm soát thì việc phấn đấu mục tiêu: Khẳng định đạt và duy trì mức sinh thay thế vào năm 2025 sẽ khó thực hiện. Đặc biệt, đảng viên sinh con thứ 3 có xu hướng tăng. Trong 5 năm (2018 - 2022) có 556 đảng viên sinh con thứ 3. Một số địa phương tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao như: Lạc Thuỷ 27,12%, Yên Thuỷ 22,31%, Kim Bôi21,82%, Lương Sơn 20,93%... Nguyên nhân dẫn đến việc khó kiểm soát tình trạng sinh con thứ 3 trở lên là do một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể chưa thực sự quan tâm đến công tác dân số; chủ quan về những kết quả đạt được trong công tác dân số, dẫn đến lơi lỏng trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác dân số ở địa phương. Bên cạnh đó, có những trường hợp cố tình vi phạm chính sách DS-KHHGĐ, chấp nhận các hình thức xử lý để sinh thêm con. Việc xử lý người vi phạm chính sách dân số chưa nghiêm, thiếu thống nhất và chưa đủ mạnh để giáo dục, răn đe. Đặc biệt, chưa có chế tài cụ thể, rõ ràng ghi trong văn bản của T.Ư, địa phương trong việc xử lý các trường hợp vi phạm. Còn nhiều văn bản có nội dung làm cho người dân hiểu chưa đúng, có cơ hội lạm dụng để đối phó với cơ quan, tập thể về việc vi phạm của mình.

Cũng theo Chi cục DS-KHHGĐ, hiện nay, cùng với tình hình của cả nước là quy mô dân số tương đối ổn định, công tác dân số bước sang giai đoạn mới là dân số và phát triển thì những trường hợp sinh con thứ 3 trở lên đa phần là cố tình chứ không phải vì chưa hiểu, chưa rõ về chính sách dân số, hoặc không phải vì có thai ngoài ý muốn/không phát hiện ra… Chủ yếu gặp ở đối tượng sinh con một bề là gái; các gia đình có kinh tế tương đối khá giả và muốn sinh thêm con; các đối tượng có ý thức kém trong việc thực hiện trách nhiệm của mình, của gia đình đối với cộng đồng, xã hội… Từ đó, công tác tuyên truyền, vận động việc giảm sinh con thứ 3 trở lên cho những đối tượng này cần phải thay đổi chứ không hoàn toàn nội dung truyền thông như trước đây. Việc thay đổi tư tưởng mong có con trai không dễ, trong khi kỹ năng thuyết phục của các cộng tác viên dân số hạn chế. Kinh phí đầu tư cho công tác này còn hạn hẹp, chủ yếu vẫn là kinh phí của T.Ư cấp, đã ảnh hưởng nhiều đến công tác truyền thông, vận động cũng như cung cấp các dịch vụ KHHGĐ/CSSKSS.

Theo đồng chí Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, để giảm tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị, kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo. Đặc biệt, năm 2021, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND, ngày 4/8/2021 về việc xây dựng biện pháp thực hiện để duy trì mỗi cặp vợ chồng sinh hai con trong nội dung hương ước, quy ước của khu dân cư; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025; Ban chỉ đạo công tác Dân số và phát triển ban hành Kế hoạch số 99/KH-BCĐDS, ngày 29/4/2022 về Kế hoạch kiểm tra, giám sát hỗ trợ thực hiện Chỉ thị số 12/CT-UBND, ngày 4/8/2021. Đây là những giải pháp tích cực, có tầm quan trọng trong giai đoạn khó khăn về giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Các cơ quan chuyên môn thực hiện công tác tham mưu với lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhằm mục tiêu giảm tình trạng sinh con thứ 3 trở lên. Nhiều hoạt động được triển khai thực hiện như: đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động và giáo dục; triển khai tích cực các dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, chính quyền trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân, gia đình, chính sách DS-KHHGĐ và công tác thi đua, khen thưởng, xử lý vi phạm... 


Đỗ Hà

Các tin khác


Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

5 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.

Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...

Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích, tình nguyện vì sức khỏe nhân dân

Chi đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh hiện có gần 300 đoàn viên. Với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, chi đoàn có điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn đồng hành cùng sự phát triển của Bệnh viện, tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khám, chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cấp giấy chứng nhận cho 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tháng 2/2024, thực hiện thẩm định, đánh giá theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, các cơ quan quản lý chuyên ngành tỉnh đã tiến hành đánh giá phân loại 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) nông, lâm, thủy sản. Qua đó đánh giá 13 cơ sở xếp loại B.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục