Số lượng bệnh nhân bị rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy nhập viện điều trị tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk ngày càng gia tăng. Đáng chú ý, trong số đó, đa phần là giới trẻ.
Bệnh nhân rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk.
Bệnh nhân N.T.T (sinh năm 1996, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) vừa được người nhà đưa vào điều trị nội trú tại Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng. Theo bà C.T.B (mẹ bệnh nhân), năm 2017, gia đình phát hiện anh T sử dụng ma túy. Trước đây, anh T là người hiền lành, chăm chỉ làm ăn; tuy nhiên, nghe theo lời dụ dỗ của bàn bè, T đã trượt dài trong "vũng lầy” của ma túy. Do sử dụng thời gian dài khiến đầu óc T lúc nào cũng căng thẳng, dễ bị kích động, hoang tưởng, ảo giác, không làm chủ được bản thân... Gia đình đã nhiều lần khuyên bảo nhưng T không từ bỏ được nên phải cho vào bệnh viện điều trị.
Bệnh nhân H.N.L (sinh năm 1995, tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk) cũng đang được các bác sỹ điều trị với chứng rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy. Tình trạng mất ngủ thường xuyên cộng với việc sử dụng ma túy khiến đầu óc anh L căng thẳng… Lần đầu, gia đình đưa anh vào viện điều trị 17 ngày. Sau khi thấy tinh thần ổn định, các bác sỹ đã cho anh L xuất viện về nhà. Tuy nhiên, vài ngày sau đó, anh phát bệnh trở lại, gia đình phải đưa vào viện. "Khi dính vào con đường này là phá hỏng cả cuộc đời. Tôi mong các bạn trẻ đừng thử ma túy, dù chỉ một lần”, anh L chia sẻ.
Theo bác sỹ Nguyễn Thị Luyến, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk, số bệnh nhân nhập viện bị rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy ngày càng tăng cao. Từ đầu năm 2023 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận trên 200 lượt người đến khám và điều trị. Đáng chú ý, đa phần bệnh nhân mắc bệnh từ 20 - 32 tuổi; thậm chí, có trường hợp mới 16 tuổi đã sử dụng ma túy. Các bệnh nhân hay sử dụng thuốc phiện, kích thần và cần sa. Việc sử dụng ma túy gây hậu quả rất nặng nề, làm ảnh hưởng tới bản thân, gia đình và xã hội. Ma túy khiến người nghiện suy giảm sức khỏe, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, gây ức chế, suy hô hấp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, giảm trí nhớ, ngộ độc thần kinh, hôn mê, tử vong…
Bệnh nhân N.T.T (sinh năm 1996, tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) nghiện ma túy 7 năm, có biểu hiện rối loạn tâm thần đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk.
Theo bác sỹ Luyến, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân chủ yếu sử dụng ma túy thuộc dạng kích thần. Bệnh nhân sẽ bị rối loạn tâm thần, có các biểu hiện như: Rối loạn cảm xúc, trầm cảm, hưng cảm, hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi, đập phá đồ đạc, gây rối trật tự công cộng… Hiện, công tác điều trị gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do cơ sở vật chất, nhiều bệnh nhân trốn viện; đặc biệt, khi lên cơn, bệnh nhân có thể hành hung cả nhân viên y tế. Bên cạnh đó, nhiều gia đình bệnh nhân chưa hợp tác, phối hợp với bác sỹ trong quá trình điều trị…
Bác sỹ khuyến cáo, người dân, nhất là giới trẻ nên tránh xa ma túy trong mọi tình huống, trường hợp, không thử dù chỉ một lần. Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn đến con em mình. Trong trường hợp không may con trẻ dính vào ma túy cần phát hiện sớm, nhanh chóng cách ly với môi trường ma túy và đưa đến các trung tâm cai nghiện càng sớm càng tốt. Khi đó, khả năng phục hồi của bệnh nhân sẽ tốt hơn, việc tái nghiện cũng sẽ thấp hơn.
"Đối với người đã nghiện, hãy chấm dứt tiếp xúc với môi trường, mối quan hệ lôi kéo gây nên tình trạng nghiện. Bởi vì tế bào não có sự ghi nhớ bền vững với ma túy, chỉ cần tiếp xúc với môi trường, con người liên quan đến ma túy cũng sẽ dẫn đến tình trạng thèm, gây tái nghiện trở lại. Người bệnh hãy tránh xa và cần có sự kiên trì, quyết tâm cai nghiện để trở về với cộng đồng”, bác sỹ Luyến thông tin...
Theo Baotintuc.vn
Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hà Nội vừa có chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo 30 quận, huyện, thị xã và các trường học tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng, vào khoảng 10 giờ 15 phút ngày 1/12/2023, ngay khi phát hiện 8 học sinh ở lớp 7A6 có dấu hiệu bị ngộ độc sau khi ăn kẹo mua ở cổng trường, Ban giám hiệu Trường THCS Hữu Nghị, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) đã nhanh chóng đưa các em đến phòng y tế theo dõi và điều trị. Đồng thời báo cáo các cơ quan chức năng về sự việc.
Hiện trạng xuống cấp, thiếu thốn về trang thiết bị của Trạm y tế xã Ngổ Luông (Tân Lạc) đang đặt ra nhiều khó khăn, áp lực cho hoạt động chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao năng lực khám, chữa bệnh (KCB) của y tế cơ sở cũng như phục vụ nhu cầu KCB của Nhân dân trong xã.
Ngày 27/11, tại TP Hòa Bình, Cục Dân số - Bộ Y tế tổ chức Hội thảo về "Thực trạng cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) và các yếu tố ảnh hưởng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng mức sinh cao”. Đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Chi cục DS - KHHGĐ 26 tỉnh miền núi có mức sinh cao tham dự hội thảo.
Ngày 27/11, tại Cung văn hóa tỉnh, Ban chỉ đạo (BCĐ) công tác Dân số và phát triển tỉnh phối hợp với Cục Dân số - Bộ Y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch tăng cường tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tại các tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), có mức sinh cao. Dự lễ phát động có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ công tác Dân số và phát triển tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Dân số và một số sở, ngành của tỉnh.
10 tháng đầu năm 2023, tại Hà Nội, số nhiễm HIV mới phát hiện được là 364 trường hợp, tăng so với cùng kỳ năm 2022.