Ngày 30/1, đoàn kiểm tra liên ngành Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Hoà Bình gồm các đơn vị: Sở Công Thương, Y tế, Công an tỉnh, Sở NN&PTNT, Cục Quản lý thị trường, Ủy ban MTTQ tỉnh đã kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn tại thành phố Hòa Bình.
Đoàn kiểm tra liên ngành Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh giò chả Tư Hậu, phường Phương Lâm (TP. Hòa Bình).
Đoàn đã kiểm tra hồ sơ và tình hình thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) của Ban Chỉ đạo ATTP thành phố Hòa Bình. Theo đánh giá, Ban Chỉ đạo ATTP thành phố Hoà Bình đã ban hành các văn bản chỉ đạo; kiện toàn 100% ban chỉ đạo các phường, xã trên địa bàn đúng quy định. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra 307 cơ sở, trong đó cấp thành phố kiểm tra 102 cơ sở, cấp xã kiểm tra 205 cơ sở. Qua kiể tra đã xử phạt 7 cơ sở với số tiền 20 triệu đồng.
Đoàn cũng đã kiểm tra đột xuất tại một số cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và siêu thị trên địa bàn thành phố. Trong đó, kiểm tra hồ sơ và thực tế nơi chế biến, bày bán các sản phẩm phục vụ Tết Nguyên đán 2024. Các cơ sở, doanh nghiệp chế biến, kinh doanh thực phẩm cơ bản đầy đủ các hồ sơ, thủ tục bảo đảm ATTP. Đoàn đã nhắc nhở các cơ sở cần tăng cường hơn nữa việc đảm bảo ATTP dịp Tết Nguyên đán. Đoàn tiến hành kiểm tra trên địa bàn thành phố Hoà Bình trong 3 ngày, từ 30, 31/1- 1/2/2024.
Theo kế hoạch, đợt kiểm tra bảo đảm ATTP dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 của Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra tại 10 huyện, thành phố. Nội dung kiểm tra tập trung đánh giá công tác quản lý Nhà nước về ATTP. Đặc biệt, tập trung kiểm tra các nhóm sản phẩm sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán và các lễ hội xuân như thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, phụ gia thực phẩm… và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm, kiểm soát không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là ngộ độc tập thể, ngộ độc rượu do Methanol…
H.L
Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh tập trung đổi mới phương pháp làm việc, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, khai thác tiềm năng, thế mạnh về chuyên môn, kinh nghiệm và uy tín của đơn vị để cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn cho người bệnh. Từ đó từng bước đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của người dân; năng lực, hiệu quả cung cấp các dịch vụ được khẳng định, có tính cạnh tranh cao.
Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm xâm nhập, Cục Y tế dự phòng đề nghị các Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố thực hiện công tác cập nhật thường xuyên các thông tin về các bệnh truyền nhiễm trên thế giới có nguy cơ xâm nhập vào nước ta để chủ động áp dụng các biện pháp giám sát, phòng, chống ngay tại cửa khẩu.
Chiều 18/1, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết trong tháng 12/2023 đã ghi nhận gần 10.000 ca tử vong do COVID-19, số ca nhập viện tăng 42% và số ca nhập viện cấp cứu tăng 62% so với tháng 11 (báo cáo chưa đầy đủ của 50 quốc gia, chủ yếu ở châu Âu và châu Mỹ).
Trong những năm qua, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Yên Thủy đã nỗ lực vượt qua khó khăn. Các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) từ tuyến huyện đến cơ sở không ngừng được đầu tư, xây dựng, cải tạo, đổi mới phương thức hoạt động; đội ngũ y, bác sỹ được tăng cường về lực lượng, nâng cao năng lực chuyên môn. Từ đó góp phần không nhỏ vào công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2024.