Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...


Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhấn mạnh: Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Năm 2024, tình hình bệnh dại tiếp tục gia tăng đột biến, chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp). Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong (Đắk Lắk 4 ca, Gia Lai 01 ca).

Đặc biệt Cục Y tế dự phòng cho hay, gần đây xuất hiện các trường hợp mắc bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương.

Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do dại trên người là do người bị động vật nghi dại cắn không tiêm phòng huyết thanh kháng dại và không tiêm vaccine phòng dại hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định.

Cùng đó, công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo; tỷ tiêm vaccine phòng dại trên động vật còn thấp, chỉ đạt gần 50% tổng đàn chó, mèo; có nơi chỉ đạt ~10%. Trong khi đó, chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh dại, giai đoạn 2022-2030 ban hành kèm theo Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêm vaccine dại cho 70% tổng đàn chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022-2025.

Ngoài ra, công tác truyền thông phòng, chống bệnh dại vẫn còn hạn chế dẫn đến tình trạng chủ quan lơ là trong việc thực hiện nghiêm các quy định về tiêm vaccine phòng dại cho chó, mèo cũng như quản lý đàn chó, mèo; không tiêm phòng huyết thanh kháng dại, vaccine phòng dại kịp thời sau khi bị động vật nghi dại cắn hoặc tự chữa trị bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận, nhất là tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới, nguy cơ lây nhiễm bệnh dại từ động vật sang người vẫn tiếp tục do tỉ lệ tiêm vaccine phòng dại trên tổng đàn chó, mèo còn thấp, công tác quản lý đàn chó, mèo còn hạn chế.

Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

2. Không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo.

3. Khi bị chó, mèo cắn cần:

- Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó, vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn iod; hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.

- Kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại; tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.

4. Truyền thông, hướng dẫn cho trẻ em cách phòng tránh chó, mèo cắn và thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người thân sau khi bị chó, mèo cắn.

Theo Báo SKĐS


Các tin khác


Bộ Y tế đề xuất quy định gói BHYT bổ sung

Trong báo cáo đánh giá tác động chính sách tại dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, Bộ Y tế đề xuất quy định gói BHYT bổ sung là BHYT tự nguyện, áp dụng cho những người đã tham gia BHYT bắt buộc...

Bếp gas mini phát nổ, bé gái 2 tuổi bị phỏng nặng

Một bếp gas mini để ở chân cầu thang bất ngờ phát nổ khiến cho bé gái 2 tuổi đang chơi gần đó bị phỏng nặng, phải đưa đi cấp cứu.

Huyện Đà Bắc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân

Những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, huyện vùng cao Đà Bắc đã có các chính sách đầu tư cho y tế cơ sở, nhất là tại địa bàn vùng sâu, vùng xa. Qua đó giúp người dân được thụ hưởng, tiếp cận các dịch vụ y tế, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân.

Trạm y tế xã Chiềng Châu: Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân

Xác định trạm y tế là cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu, trực tiếp gần dân nhất, do đó, đội ngũ cán bộ Trạm y tế xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu luôn thực hiện tốt lời Bác dạy "Lương y như từ mẫu", tận tình chăm sóc bệnh nhân, thực hiện tốt 12 điều y đức của người thầy thuốc.

Xã Giáp Đắt chủ động phòng bệnh khi thời tiết rét đậm, rét hại

Những ngày gần đây, thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ vùng cao giảm sâu ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, đặc biệt là người già, trẻ em… Để phòng, chống rét, Trạm Y tế xã Giáp Đắt (Đà Bắc) đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ sức khỏe cho người dân trên địa bàn.

Ngành Y tế thi đua nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ người dân

Những năm qua, ngành Y tế không ngừng đẩy mạnh phong trào thi đua (PTTĐ) yêu nước, tạo động lực thúc đẩy cán bộ, viên chức, người lao động tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục