Trẻ em cũng có thể bị viêm xoang (VX) do hiện tượng viêm nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus) ngược dòng từ họng, mũi, phế quản… đi lên. Triệu chứng của VX ở trẻ em khó chẩn đoán hơn rất nhiều so với người VX ở người lớn.

Một số triệu chứng nghi ngờ trẻ VX

Đối với bệnh VX cấp tính

Trẻ sốt nhẹ, chảy mũi, đặc biệt lưu ý ở những trẻ có tiền sử chẩn đoán V.A, viêm đường hô hấp trên (viêm họng, mũi…) kéo dài từ một đến vài tuần. Ho, hắt hơi, đôi khi buồn nôn hoặc nôn.

Trẻ lớn có thể có đau đầu (trẻ cảm nhận được) nhưng trẻ bé hơn ít khi thấy trẻ kêu đau đầu (do trẻ chưa cảm nhận được) mà thường biểu hiện quấy khóc nhiều và ít chịu chơi, trông có vẻ mệt mỏi, thường thường trẻ chán ăn và khó ngủ.

Đối với bệnh VX mạn tính

Các triệu chứng ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần chưa được khám bệnh hoặc điều trị chưa dứt điểm. Bệnh tái phát nhiều lần trong một năm.

Khi nghi trẻ bị VX nên làm gì?

Khi nghi trẻ bị VX hay nói đúng hơn là thấy cháu nghi mắc bệnh về tai, mũi, họng cần đưa cháu đến khám bác sĩ, tốt nhất là các bác sĩ chuyên khoa tai -mũi - họng để được khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm cần thiết.

Vì người bệnh là trẻ em nên người đưa cháu đi khám bệnh phải hiểu rõ về các biểu hiện bệnh của trẻ như thế nào? Xảy ra từ bao giờ? Đã khám ở đâu? Và điều trị những loại thuốc gì? Hỏi bệnh của thầy thuốc giúp một phần đáng kể trong việc chẩn đoán đúng bệnh. Ngoài các động tác soi đèn để khám tai, mũi, họng, ấn một số điểm trên mặt người bệnh để xác định điểm đau, sưng tấy... thì khi cần thiết bác sĩ có thể nội soi bằng dụng cụ chuyên khoa đặc biệt để nhìn được vào trong hốc mũi, các hốc rỗng của xoang. Bác sĩ cũng có thể chỉ định làm một số xét nghiệm như cấy mủ, chất nhầy của xoang để tìm vi khuẩn. Hoặc người ta có thể chụp cắt lớp vi tính để nắm rõ về tình trạng các xoang của trẻ và các vị trí tổn thương cụ thể của xoang. Đây là phương pháp có độ chính xác cao hơn phương pháp chụp X-quang thông thường. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cháu nào nghi VX cũng chụp cắt lớp vi tính! Đa số các trường hợp được chỉ định chụp X-quang thông thường cũng giúp cho thầy thuốc có thêm thông tin cần thiết để chẩn đoán bệnh.

VX ở trẻ em có gây biến chứng không?

VX ở trẻ em nếu không được điều trị đúng cũng có thể gây nên một số biến chứng, có loại biến chứng rất nguy hiểm. Một loại biến chứng hay gặp là đau nhức đầu và những khó chịu khác như luôn có cảm giác chất nhầy chảy ra phía sau thành họng. Một số biến chứng nguy hiểm tuy ít gặp như: viêm mắt làm cho trẻ sụp mi, giảm cảm giác giác mạc tạo nên hội chứng đỉnh ở mắt gây đau dữ dội. Cũng có trường hợp tạo thành huyết khối trong các xoang hang nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây mù mắt. Tỷ lệ biến chứng viêm màng não, ápxe não, viêm xương tuy rất thấp nhưng cũng cần được quan tâm đúng mức.

Nên làm gì để đề phòng bệnh VX ở trẻ em?

VX ở trẻ thường do vi khuẩn gây bệnh cơ hội sau khi hoặc trẻ đang mắc một bệnh khác, vì vậy, để hạn chế trẻ mắc bệnh VX nên quan tâm một số vấn đề sau đây:

- Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ. Việc làm này tuy đơn giản nhưng rất có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng.

- Khi nghi trẻ mắc bệnh về tai, mũi, họng nên cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt, để được điều trị dứt điểm, không để trẻ mắc bệnh kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần như: bệnh VA, viêm amiđan, viêm mũi, họng... Khi được chỉ định điều trị bằng kháng sinh cần dùng đủ ngày và đúng liều.

                                                                Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Hành hoa.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Toàn cảnh hội nghị

Nhà thuốc Hà Việt: Vì sức khoẻ và lợi ích cộng đồng

(HBĐT) - Trong năm 2009, Công ty TNHH Dược phẩm Hà Việt đã chính thức khai trương nhà thuốc Hà Việt tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hoà Bình. Đây là nhà thuốc đạt chuẩn GPP đầu tiên trong tỉnh.

Áp dụng kỹ thuật chọc hút máu đông điều trị tắc động mạch não

Ngày 12-1, BS Nguyễn Thị Kim Liên, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115 TPHCM, cho biết vừa kịp thời cứu sống bệnh nhân L.T.P. (65 tuổi, ngụ quận 11,TPHCM) bị nhồi máu não cấp bằng phương pháp chọc hút (gọi tắt là Prenumbra).

Sừng dinh rắn chỉ là sừng dê ?

Trong sách vở y khoa nói chung và đông y nói riêng chưa hề nhắc đến loài dinh rắn có sừng

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới về chẩn đoán, điều trị bệnh sốt rét

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 4605/QÐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt rét áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh. Quyết định này thay thế Quyết định số 339/QÐ-BYT ngày 31-1-2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị sốt rét.

Cứu sống bệnh nhân bị kính đâm thủng phổi

Đến ngày 12/1, sau hai ngày được phẫu thuật cấp cứu tại Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 - TPHCM do bị kính vỡ đâm, bệnh nhân Huỳnh Ky (SN 1958, ngụ quận 8 - TPHCM) đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe dần phục hồi.

Trạm y tế xã Tân Minh thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia

(HBĐT) - Nằm trên địa bàn xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc, trạm y tế xã Tân Minh đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện các chương trình y tế Quốc gia, nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh, thu dung cấp cứu, điều trị, góp phần chăm sóc, nâng cao sức khoẻ của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục