hoạt động giám sát đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động trạm y tế cơ sở

hoạt động giám sát đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động trạm y tế cơ sở

(HBĐT) - Năm 2009, Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh dành nhiều ưu tiên cho công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động chuyên môn.

 

Kế hoạch giám sát hoạt động chăm sóc SKSS và giám sát phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại các tuyến trong toàn tỉnh được đẩy mạnh. Trung tâm đã thành lập các đội giám sát tuyến tỉnh, huyện để thực hiện giám sát trong các đợt cân trẻ, thực hành dinh dưỡng, chiến dịch chăm sóc SKSS tới các vùng khó khăn.

 

Được sự hỗ trợ của dự án VNM7 PG0003, Trung tâm phối hợp vói Trung tâm YTDP các huyện, thành phố tiến hành giám sát chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS mỗi năm 2 lần tại các huyện Kim Bôi, Tân Lạc, mỗi năm 1 lần tại các cơ sở cung cấp dịch vụ khác trong tỉnh. Bên cạnh đó còn phối hợp với phòng Nghiệp vụ Y thuộc Sở Y tế, khoa Sản - Bệnh viện đa khoa tỉnh giám sát, rút kinh nghiệm các trường hợp tử vong bà mẹ, giám sát hoạt động chăm sóc SKSS tại 14 phòng khám đa khoa khu vực và 10 khoa sản của bệnh viện đa khoa các huyện, thành phố.

 

Khoa Chăm sóc SKSS thuộc Trung tâm YTDP 11 huyện, thành phố duy trì đều đặn công tác giám sát hỗ trợ tuyến xã về công tác chuyên môn, kỹ thuật theo chuẩn Quốc gia, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em với ít nhất 1 lần/tháng. Trong năm đã giám sát được 3.492 lượt tại 210 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật, tư vấn và tổ chức các hoạt động chăm sóc SKSS tại các tuyến, triển khai dịch vụ chăm sóc SKSS tới các vùng khó khăn, cân trẻ dưới 5 tuổi và tập huấn truyền thông kết hợp thực hành dinh dưỡng. Qua đó, góp phần đào tạo tại chỗ, nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành và kỹ năng tư vấn cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác chăm sóc SKSS, phòng chống SDD trẻ em tại các tuyến, rút kinh nghiệm, đồng thời uốn nắn kịp thời những việc làm chưa tốt, các quy trình chuyên môn theo quy định chuẩn Quốc gia về chăm sóc SKSS của Bộ Y tế.

 

Đề cập về vai trò của công tác giám sát, ông Phạm Ngọc Tùng, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh cho biết thêm: Qua giám sát để phát hiện những cái được, chưa được trong thực hiện vệ sinh, xử lý chất thải y tế, công tác phòng chống nhiễm khuẩn, bố trí các phòng cũng như toàn bộ hoạt động của trạm y tế để từ đó có sự điều chỉnh hợp lý, kịp thời. Hoạt động giám sát việc sắp xếp chỗ ngồi cho khách hàng, cung cấp tài liệu truyền thông khu vực chờ làm dịch vụ, việc cán bộ y tế mặc quần áo bảo hộ trong khi làm việc... cũng được duy trì thường xuyên. Nếu y tế cơ sở làm chưa đúng, cán bộ giám sát hướng dẫn cụ thể để họ thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của trạm và chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS.

 

Đối với giám sát hoạt động chuyên môn liên quan, Trung tâm tập trung cho chăm sóc phụ nữ mang thai, chăm sóc trong khi đẻ, sau đẻ, giám sát hoạt động cấp cứu sản khoa và hồi sức sơ sinh. Bên cạnh việc tiếp tục triển khai mô hình Chuyển tuyến dựa vào cộng đồng ở 6 xã tại 4 huyện can thiệp trọng điểm, Trung tâm còn tổ chức giao ban, giám sát các hoạt động truyền thông về làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh thường xuyên hàng tháng. Tiếp tục duy trì mô hình phòng ngừa phổ cập lây nhiễm trong các cơ sở chăm sóc SKSS tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Châu, Lạc Thuỷ và 8 xã của huyện Lạc Thuỷ, Mai Châu và Lương Sơn.

 

Với nỗ lực của cả hệ thống chăm sóc SKSS từ tuyến xã đến huyện, tỉnh, công tác quản lý thai nghén, theo dõi chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau khi sinh tại cộng đồng, việc tổ chức khâu cấp cứu bà mẹ, trẻ sơ sinh tại hệ điều trị được đảm bảo, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác làm mẹ an toàn. Về tình hình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, 99,7% phụ nữ đẻ được quản lý thai nghén, 91,7% phụ nữ đẻ khám thai 3 lần trở lên, số lần khám thai trung bình của một phụ nữ đẻ là 3,4 lần, tỷ lệ đẻ tại cơ sở y tế đạt 98,3%, 98,9% bà mẹ đuợc chăm sóc tuần đầu sau đẻ. Về tai biến sản khoa, không có tử vong mẹ do tai biến sản khoa, tỷ lệ tai biến sản khoa là 2,5/1.000 phụ nữ đẻ. Các hoạt động phòng chống SDD trẻ em, cấp cứu nhi thông thường được thực hiện tại 100% xã, phường, thị trấn đảm bảo về phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật tại cơ sở y tế.

 

                                                                                            Bùi Minh

 

Các tin khác

Bệnh nhân khám bệnh theo BHYT ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Chế độ ăn cho trẻ lứa tuổi tiểu học

Từ 6 tuổi trẻ bắt đầu đi học, các chất dinh dưỡng cung cấp hàng ngày cho trẻ qua thức ăn không chỉ để trẻ phát triển về thể chất, mà còn cung cấp năng lượng cho trẻ học tập. Vì vậy, ăn uống hợp lý ở lứa tuổi này giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật.

Ăn no - gánh nặng cho tim

Y học đã chứng minh sự phát sinh của bệnh động mạch vành tim liên quan mật thiết với việc ăn uống. Điều đặc biệt lưu ý đối với người đã mắc bệnh này là không ăn quá no, bữa tối ăn quá no lại càng nguy hiểm

Thuốc trị bệnh tự miễn có tác dụng với bệnh đái tháo đường týp 1

Các chuyên gia ở Trung tâm y học UT Southwestern, Mỹ (UTS) vừa kết thúc một nghiên cứu và phát hiện thấy thuốc trị bệnh rối loạn tự miễn đã được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt cũng có tác dụng đối với bệnh đái tháo đường týp 1, làm giảm quá trình phá hủy tế bào sản xuất insulin của cơ thể người bệnh.

Tang phiêu tiêu ích thận, cố tinh

Tang phiêu tiêu là tổ con bọ ngựa trên cây dâu, có tên thuốc Cotheca Mathidis. Tên khoa học là Ootheca Manthidis. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn bộ tổ con bọ ngựa làm tổ trên cây dâu (Mantis religiosa L. thuộc họ Mantidae). Là tổ hình trứng dài, nhẹ, sắc nâu vàng hoặc nâu đen, bên trong có nhiều xếp, mỗi xếp có nhiều ngăn, mỗi ngăn có một trứng. Người ta lấy tổ khi trứng còn chưa nở, đem về sấy khô cho chín trứng.

Một số thuốc chữa thiếu máu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu như thiếu máu do dinh dưỡng, thiếu máu do bệnh lý cơ quan tạo máu, thiếu máu do tan máu... Trong đó thiếu máu dinh dưỡng (tức là thiếu các nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu như sắt, vitamin B12, acid folic, magie, kẽm, đồng, coban...) là nguyên nhân thường gặp nhất.

Người có HIV ở xã Chiềng Châu mong có việc làm ổn định

(HBĐT) - Chị Bùi Thị Hoa ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu được nhiều người biết đến khi chị dám mạnh dạn đứng lên thừa nhận: “Tôi có HIV” để vương lên, tiếp tục sống và lao động bình thường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục