Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận một trường hợp bị liệt và loạn dưỡng nặng vùng cẳng chân. Đây là hậu quả sau một tai nạn giao thông vỡ xương mâm chày được Bệnh viện đa khoa Thái Bình chỉ định phẫu thuật nhưng người bệnh đã từ chối và tự ý đi tìm thầy lang chữa trị một thời gian dài.

 Ca phẫu thuật chân cho bệnh nhân bị tai biến do bó thuốc của thầy lang.   Ảnh. Lê Hảo

Chữa... người lành thành người què

Anh Trần Văn B., 45 tuổi (Đông Xuyên - Tiền Hải - Thái Bình) đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng chân trái cong vẹo, không thể cử động. Toàn bộ cẳng chân bị phồng rộp, bong tróc như bị bỏng nặng. Tai họa bắt nguồn từ một cú ngã xe máy khiến đầu gối anh B. đập vào rào chắn trên đường quốc lộ làm anh đau đớn choáng váng, đầu gối bị sưng phù nhanh chóng. Ngay trong đêm tối, anh được đưa đi cấp cứu tại trạm y tế gần đó, các nhân viên y tế ở đây tạm thời sơ cứu rồi chuyển anh lên BVĐK Thái Bình. Sau thăm khám lâm sàng và thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ cho biết anh B. bị vỡ mâm chày và cần phải phẫu thuật càng nhanh càng tốt. Nhưng vì sợ phẫu thuật, lại được người quen mách nước có thể tìm thầy lang chữa trị nên anh B. đã từ chối chỉ định của bác sĩ và xin ra viện.              

Theo lời mách bảo, anh được gia đình lặn lội đưa lên tận Bắc Kạn để chữa trị theo bài thuốc của thầy lang. Sau khi bôi lên chân loại rượu thuốc bí truyền nào đó, thầy lang đắp lên chân anh B. một thứ thuốc làm bằng lá cây và khẳng định sau 30 ngày tháo ra sẽ đi lại được bình thường. Anh B. yên tâm về nhà với lời nói như đinh đóng cột của thầy lang nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại. Chờ đến 30 ngày, anh B. bỏ thuốc đắp ra, chẳng những chân trái của anh không đi lại được mà toàn bộ cẳng chân bị phồng rộp nước, trông như sắp chín rụng. Đến lúc này anh B. mới tá hỏa, vội tìm đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mong được chữa trị.

ThS. Trần Trung Dũng - Khoa ngoại của bệnh viện cho biết, vỡ xương mâm chày rất hay gặp trong tổn thương chi dưới, đặc biệt trong tai nạn giao thông. Trường hợp bệnh nhân B. bị vỡ xương mâm chày, trật gối dẫn đến biến chứng tổn thương thần kinh gây liệt. Chỉ định phẫu thuật của các bác sĩ BVĐK Thái Bình là hoàn toàn hợp lý nhưng đáng tiếc bệnh nhân đã không đặt niềm tin vào bác sĩ mà quay sang chữa thầy lang. Do vậy chỗ tổn thương đã quá lâu khiến bị biến chứng rất trầm trọng, việc điều trị sẽ hết sức khó khăn.

 Cẳng chân trái của bệnh nhân B. khi nhập viện.

Nguy cơ bị tàn phế

Ngay sau khi vào nhập viện, bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt để cải thiện tình trạng loạn dưỡng. Các bác sĩ cho biết, loạn dưỡng vùng cẳng chân nặng như bệnh nhân B. có thể làm tổ chức cơ và phần mềm bị hoại tử, nhiều bệnh nhân nặng đã phải cắt cụt chi. ThS. Dũng cho biết, đáng tiếc là do thời gian tổn thương quá lâu cộng với đắp rượu, thuốc lá nên phần mềm xung quanh khớp gối bị co rút, xơ hóa và biến dạng rất nhiều, các bác sĩ không thể thực hiện kỹ thuật chuyển gân để phục hồi vận động khớp cổ chân và cũng không thể thay khớp gối. Dây thần kinh khoeo chân cũng đã bị biến chứng nặng, do đó khả năng phục hồi thần kinh ở bệnh nhân này không cao. Mặt khác, nguy cơ nhiễm khuẩn xảy ra sau mổ dễ xảy ra do bệnh nhân bị loạn dưỡng nặng, hơn nữa nếu nhiễm khuẩn vùng gối thì nguy cơ cắt cụt chi là rất lớn, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn khớp này cũng cao nhất so với các khớp khác. Biện pháp điều trị có thể làm được cho bệnh nhân là phẫu thuật gối để phục hồi lại trục của chân và làm cứng khớp gối ở tư thế duỗi thẳng.

TS. Hoàng Ngọc Sơn - người trực tiếp tham gia phẫu thuật cho biết: Sau khi được phẫu thuật làm cứng khớp, sức khỏe của bệnh nhân B. tiến triển tốt, tình trạng loạn dưỡng cũng được cải thiện đáng kể. Phải trải qua ít nhất 1 năm theo dõi và điều trị thì khả năng vận động của anh B. mới có thể cải thiện. Tuy nhiên cũng không thể đạt kết quả tốt như mổ ngay sau tai nạn.

Vì thiếu hiểu biết, bệnh nhân B. phải trải qua nhiều giai đoạn điều trị khó khăn, chi phí tốn kém. Hơn nữa sẽ phải gánh chịu suốt đời những hậu quả nặng nề, suy giảm sức lao động và chất lượng cuộc sống. Trường hợp của bệnh nhân B. là một cảnh báo cho rất nhiều người bệnh khác.

                                                                          Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục