Người ăn uống khó tiêu, mình mẩy cảm giác nặng nề, đau nhức xương khớp thì không nên dùng thực phẩm có chất xơ hòa tan, như: rau mồng tơi, rau đay, đậu bắp...

Gần đây, xu hướng ngày càng có nhiều người chọn sử dụng các loại thực phẩm được gọi là giàu chất xơ, nhất là khi cần nhắm vào mục đích giảm béo. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết nên có người cứ tưởng chất xơ chỉ có trong rau, củ và ăn càng nhiều những thứ này trong khẩu phần ăn thì càng nạp đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể.


Chất xơ không phải là dinh dưỡng


Chất xơ gồm hai loại: chất xơ  không hòa tan (có trong cám gạo, cám lúa mì, cám bắp, hoa quả và rau củ, hạt quả, đậu khô...) và chất xơ hòa tan (có trong các loại trái cây, rau, củ, cám yến mạch, lúa mạch, đậu khô, đậu Hà Lan, sữa đậu nành và các sản phẩm khác của đậu nành).

Như vậy có thể thấy ngay rằng: rau, củ, quả  chỉ là một số trong rất nhiều thực phẩm cung cấp được chất xơ và vì thế, chúng ta cũng có rất nhiều sự lựa chọn khi cần bổ sung chất xơ cho cơ thể.


Chất xơ không được cơ thể hấp thu nên đừng nhầm tưởng là có giá trị như một chất dinh dưỡng, nhưng chất xơ có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy quá trình tiêu hóa nên có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cơ thể chống lại một số bệnh tật nguy hiểm. Cụ thể:


- Chất xơ không hòa tan có tác dụng làm tăng số lượng lớn chất chứa trong ruột để ngăn ngừa táo bón, viêm đại tràng, trĩ; có tác dụng kiểm soát và cân bằng các axít trong ruột, loại bỏ các chất độc hại có trong ruột trong thời gian nhanh hơn, phòng ngừa chứng viêm ruột thừa và ngăn chặn các yếu tố có thể gây ung thư ruột kết.


- Chất xơ hòa tan hấp thụ cholesterol của thức ăn và muối mật rồi bài tiết ra ngoài nên có tác dụng giảm mức cholesterol trong máu, giúp phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột qụy.


Rau, củ, quả là những thực phẩm đang được người tiêu dùng lựa chọn để tăng cường chất xơ cho cơ thể. Ảnh: K. HƯƠNG


Ngoài ra còn có các tác dụng làm cho ruột chậm hấp thu chất đường của thức ăn nên rất tốt cho người bị đái tháo đường; bảo vệ niêm mạc ruột nên có ích cho người bị viêm đại tràng và người bị táo bón; tạo cảm giác no đồng thời ngăn cản một phần khả năng tiêu hóa, hấp thu một số chất dinh dưỡng nên rất có ích cho người mập phì đang cần giảm số lượng thức ăn đưa vào cơ thể.


Một số thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan (chất nhầy), gồm: rau mồng tơi, rau đay, đậu bắp, mướp hương, rau khoai lang, khoai mỡ, cà tím... Chất nhầy này có tác dụng nhuận tràng và tạo ra một lớp bảo vệ trên niêm mạc, ngăn cản các yếu tố có tính kích thích như axít, muối... đi tới những chỗ viêm hoặc đau.


Nấu quá chín sẽ mất chất nhầy


Điều mọi người cần lưu ý là những người từ trước đã ít dùng chất xơ thì cũng chỉ nên tăng dần từng ít một chứ không nên tăng nhanh một cách đột ngột sẽ gây rối loạn tiêu hóa; người có tình trạng tiêu chảy, tiêu lỏng, viêm loét dạ dày, tá tràng cũng nên thận trọng với thực phẩm có nhiều chất xơ.

Với thể trọng trung bình của một người đã trưởng thành thì nên dùng khoảng 20 g đến 25 g chất xơ (tức khoảng 400 g - 500 g rau, củ) trong thực đơn mỗi ngày

Lượng chất xơ quá nhiều trong cơ thể cũng có thể gây trở ngại cho việc hấp thu một số chất như calcium, kẽm, sắt... Thêm nữa, các loại thực phẩm có chất nhầy thường có tính lương (mát) hoặc tính hàn (lạnh), tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, nhuận trường, lợi tiểu.

Do đó những người có tình trạng tỳ vị hư hàn (ăn uống không tiêu, đầy bụng, lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc thường đi cầu phân lỏng), người bị thấp trệ (mình mẩy cảm giác nặng nề, đau nhức xương khớp, bắp thịt khi độ ẩm môi trường tăng), đều không nên dùng hoặc dùng hạn chế.


Theo kinh nghiệm lâu đời của ông cha ta, các loại rau có nhiều chất nhầy như mồng tơi, đay, khoai lang cùng các loại quả như mướp hương, khoai mỡ, đậu bắp... đều phải nấu chín trước khi ăn để phòng tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy... Để tận dụng được các chất dinh dưỡng trong các loại rau củ này, khi chế biến người ta thường cho chúng vừa chín tới, tức là không để quá chín mà cũng không còn sống.


Chẳng hạn như món canh cua đồng nấu với mướp hương, rau đay hoặc rau mồng tơi; món canh khoai mỡ nấu tôm; món rau khoai lang luộc hay nấu canh với tôm; đậu bắp luộc, hấp hay nấu canh chua... thì nên xắt nhỏ hoặc bào nhuyễn các loại rau củ. Khi tôm, cua, cá đã chín mới cho rau củ vào, đảo đều, thấy vừa chín tới là bắc nồi xuống ngay, không để chín nhừ, chín nát, chín rục. Đây là cách chế biến rất khoa học.

 

 

 

                                                                          Theo NLĐ

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục