Dưới đây là 6 “từ khoá” quan trọng nhất trong việc chăm sóc sức khoẻ của phái mạnh.

 

  

1. Dạ dày

 

Thói quen hút thuốc, uống rượu bia và các đồ uống có chứa chất kích thích khác là nguyên nhân gây nên các bệnh về dạ dày và đường tiêu hoá cho nam giới. Theo tính toán của các chuyên gia, tỷ lệ nam giới mắc các chứng bệnh về dạ dày cao gấp 6,2 lần so với nữ giới.

 

Vì vậy, các quý ông hãy chú ý hơn tới một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để hạn chế tới mức tối đa nguy cơ mắc phải các căn bệnh về đường tiêu hoá như: đau, viêm loét, ung thư dạ dày…

 

2. Da

 

Đây không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của phái đẹp mà nam giới cũng cần biết cách chăm sóc “dung nhan” bằng cách chăm sóc và bảo vệ làn da của mình.

 

Việc khoe làn da rám nắng và nam tính thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời mà không dùng các biện pháp bảo vệ đã làm tỷ lệ mắc bệnh ung thư da ở nam giới cao gấp 2 lần nữ giới.

 

Do vậy, việc làm sạch da và bảo vệ da khỏi những tác động tiêu cực từ ánh nắng mặt trời là “bài học” đầu tiên cho các quý ông muốn có một làn da khoẻ mạnh.

 

3. Hệ tim mạch

 

Đàn ông thường phải chịu nhiều áp lực về công việc hơn nữ giới, do vậy tỷ lệ mắc các bệnh cũng theo đó mà cao gấp từ 7-10 lần so với nữ giới.

 

Ngoài ra, chế độ ăn uống thất thường, ăn nhiều chất béo, hút thuốc và uống nhiều đồ uống có chứa chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới căn bệnh nguy hiểm trên.

 

Để giảm thiểu ngy cơ mắc các bệnh về tim mạch, các quý ông hãy biết cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, kết hợp với chế độ ăn uống nhiều rau xanh, hoa quả kết hợp với việc tập thể dục thường xuyên hơn.

 

4. Gan

 

Cùng với việc mở rộng các mối quan hệ và thành công trong công việc, nam giới thường phải tiếp xúc nhiều hơn tới rượu bia, thuốc lá… Điều này cũng đồng nghĩa với việc hoạt động của gan suy yếu dần bởi sự tác động của những thói quen có hại trên.

 

Trung bình một ngày, lá gan chỉ có thể tiếp nhận và chuyển hoá hoàn toàn được chỉ từ 60-80ml rượu. Nếu uống quá liều lượng này, gan sẽ bị suy giảm chức năng hoạt động dẫn tới mắc các bệnh như: viêm gan, ung thư gan…

 

Lời khuyên hữu ích cho các quý ông để bảo vệ sức khoẻ lá gan là hãy hạn chế uống bia rượu, hạn chế hút thuốc lá, đồng thời tăng cường uống nước khoáng để nâng cao chức năng giải độc cho gan.

 

5. Đại tràng

 

Đàn ông thường ăn nhiều chất béo và chất đạm hơn phụ nữ. Những nghiên cứu cho thấy, việc ăn quá nhiều chất béo và chất đạm cũng là một nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm đại tràng và các vấn đề về đường tiêu hoá khác. 

 

Để “giúp đỡ” hệ tiêu hóa có thể hoạt động “trơn tru”, nam giới nên tăng cường bố sung rau xanh hoa quả và các thực phẩm giầu chất xơ khác. Ngoài ra, việc dùng thêm vitamin C ở dạng tự nhiên hoặc viên nén cũng là giải pháp tốt cho hệ tiêu hoá.

 

6. Tuyến tiền liệt

 

Các bệnh về tuyến “đặc trưng” của phái mạnh này thường xảy ra ở nam giới trong độ tuổi từ 50 tuổi trở lên. (Tỷ lệ mắc là 60%).

 

Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này là do sự tăng sinh và rối loạn hoạt động của các tế bào tại tuyến tiền liệt.

 

Giải pháp để hạn chế nguy cơ mắc căn bệnh này là hãy uống nhiều nước để tăng cường khả năng đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu, ngăn ngừa việc nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Ngoài ra, cũng cần ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh và hạn chế  ăn đồ cay, khám sức khoẻ định kỳ, sinh hoạt tình dục đều đặn và đặc biệt không nín tiểu lâu.

 

 

 

                                                                   Theo DanTri

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục