Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cho trẻ. Nhưng dù nguyên nhân nào thì hậu quả cũng là trẻ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng làm trẻ không tăng cân, chiều cao và giảm trí thông minh. Do đó, chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng có nguyên tắc chung là làm tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng.
Tăng dầu mỡ: Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi bát bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
Nấu đặc: Vì nếu nấu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp. Nhưng trẻ sẽ khó ăn do đó ta dùng men amylase (có trong bột mộng bắp) hoặc neopeptin theo chỉ định của bác sĩ nhỏ vào chén bột đặc sẽ làm bột lỏng ra và trẻ sẽ dễ ăn hơn.
Tại sao lại một nửa mà không phải là một? Vì chỉ cần cho trẻ ăn thêm vừa sức của trẻ, không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán. Vì làm thế, trẻ sẽ nôn thức ăn ra và sẽ rất "sợ ăn" dẫn tới biếng ăn sau này. Đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng nên cho ăn thêm một bữa tối trước khi đi ngủ.
Tăng cường chất dinh dưỡng: Thức ăn nên đủ chất dinh dưỡng nhưng trẻ phải ăn cả xác thực phẩm. Do đó, khi chế biến phải chú ý băm nhỏ, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trẻ thường ăn nhạt và không thích có nhiều mùi gia vị. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên xắt nhỏ.
Lưu ý, không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc coi nước trái cây là một bữa phụ vì nước trái cây rất ít năng lượng, ít chất xơ, chỉ có vitamin tan trong trong nước và có đường nên sẽ làm trẻ "ngang dạ" không muốn ăn bữa chính.
Ngoài ra khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng), nên trẻ cần được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khám và theo dõi sức khỏe để cho thuốc thích hợp. Các bà mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con vì tuy là "thuốc bổ" nhưng nếu dùng không đúng cũng sẽ gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Theo Báo SKĐS
Đã qua nửa tháng kể từ ngày Luật BHYT mới được đưa vào “vận hành”, các cấp thẩm quyền từ Bảo hiểm xã hội Trung ương đến địa phương liên tục “xoay” chỉ đạo đến 4-5 văn bản. Thế nhưng, rối rắm vẫn hoàn rắm rối, và đương nhiên thiệt thòi thuộc về người bệnh.
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra ung thư. Nhưng không chỉ là những gì chúng ta ăn quá nhiều mà còn là những thực phẩm chúng ta nên có thêm trong mỗi bữa ăn. Dưới đây là những điều bạn cần biết để chống ung thư bằng thực phẩm.
Nhiều viên thuốc tể vỏ màu vàng, đỏ và những viên thuốc tự chế không nhãn mác đã được một phòng Chẩn trị y học cổ truyền tại quận Phú Nhuận, TP HCM bán cho những phụ nữ hiếm muộn vừa đi cầu khấn để được có con, với tác dụng "dưỡng thai".
Ngày 17-1, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa khai trương kỹ thuật mổ tim hở cho trẻ em dưới 16 tuổi. Tỉnh Thanh Hóa có khoảng mười nghìn trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh.
Từ 6 tuổi trẻ bắt đầu đi học, các chất dinh dưỡng cung cấp hàng ngày cho trẻ qua thức ăn không chỉ để trẻ phát triển về thể chất, mà còn cung cấp năng lượng cho trẻ học tập. Vì vậy, ăn uống hợp lý ở lứa tuổi này giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật.
Y học đã chứng minh sự phát sinh của bệnh động mạch vành tim liên quan mật thiết với việc ăn uống. Điều đặc biệt lưu ý đối với người đã mắc bệnh này là không ăn quá no, bữa tối ăn quá no lại càng nguy hiểm