CT Scan, chụp mạch máu gan, MRI, siêu âm Doppler: chẩn đoán gần như chính xác, giúp phát hiện các tổn thương, đánh giá xâm lấn mạch máu, và di căn ngoài gan

CT Scan, chụp mạch máu gan, MRI, siêu âm Doppler: chẩn đoán gần như chính xác, giúp phát hiện các tổn thương, đánh giá xâm lấn mạch máu, và di căn ngoài gan

Việt Nam được coi là một trong các quốc gia có tỷ lệ mắc ung thưu gan (UTG) cao nhất thế giới, với trên 10.000 ca mắc mới mỗi năm. Tuổi mắcbệnh lại trẻ hơn các nước Âu – Mỹ (khoảng 40 tuổi). Bệnh được liệt vào danh sách nguy hiểm, do quá trình phát triển bệnh nhanh và tỉ lệ tử vong cao.

Phát hiện sớm để kiểm soát bệnh tốt

Theo các bác sĩ (BS) chuyên khoa, UTG thường không có triệu chứng đặc biệt ở giai đoạn đầu và nếu có cũng rất mơ hồ. Do đó, nó dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác. Cho đến khi người bệnh phát hiện những triệu chứng lâm sàng rõ rệt như: sụt cân, bụng chướng, buồn nôn, đau nhiều ở hạ sườn phải… thì đã muộn vì bệnh đã vào giai đoạn cuối. Lúc này, tiên lượng bệnh thường là xấu, khả năng sống chỉ khoảng 2 - 3 tháng.

Vì vậy, có đến 80% bệnh nhân (BN) được phát hiện UTG thường ở giai đoạn cuối.

Qua thực tế điều trị, các bác sĩ chuyên khoa cho biết: với khối u nhỏ, BN có thể chỉ cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân, ăn uống giảm sút, cảm giác tức hạ sườn phải nhưng không đáng kể. Nhiều người lầm tưởng mình chỉ bị chứng khó tiêu. Vì vậy, không nên chủ quan với bất cứ một triệu chứng khác thường nào, đặc biệt cẩn trọng với các triệu chứng kể trên.

Ngoài ra, nếu có dấu hiệu nghi ngờ, BN có thể đến các bệnh viện để được tầm soát bệnh.

Siêu âm: có giá trị tầm soát. CT Scan, chụp mạch máu gan, MRI, siêu âm Doppler: chẩn đoán gần như chính xác, giúp phát hiện các tổn  thương, đánh giá xâm lấn mạch máu, và di căn ngoài gan.

Alphafetoprotein (AFP): xét nghiệm lượng AFP trong máu. Nếu nồng độ AFP trong máu cao hơn 400ng/ml, chứng tỏ BN có nguy cơ mắc UTG.

Sinh thiết gan: qui trình lấy mẫu mô từ gan để giúp xác định mức độ và phạm vi tổn hại của gan. Sinh thiết gan thường được coi là tiểu phẫu. Các BS cho rằng nếu phát hiện sớm, bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát.

Lựa chọn phương pháp điều trị

Hiện có 3 mục tiêu điều trị đối với BN UTG là: điều trị triệt để: lấy bỏ phần gan có khối u hoặc phá hủy hoàn toàn khối u; điều trị bảo tồn: giảm thể tích khối u, ngăn chặn u phát triển, cải thiện chất lượng sống và điều trị hỗ trợ: cải thiện triệu chứng lâm sàng, điều trị các yếu tố nguy cơ, cải thiện chức năng gan.

Các “thủ phạm” liên quan đến UTG đó là: rượu - được coi là “thủ phạm nặng kí”. Khi lượng rượu uống >80g/ngày và kéo dài dễ dẫn đến nguy cơ ung thư tăng nhanh. Ngoài ra, đa số UTG phát triển trên nền xơ gan (viêm gan mạn tính do virus B hoặc C). Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố khác như: thuốc lá; tự miễn; di truyền; aflatoxin - loại hóa chất độc hại do một vài loại nấm mốc sinh ra, thường có trong bắp, đậu, các loại hạt bị mốc…

Đối với UTG, một số phương pháp điều trị thường dùng cho các loại UT khác (hóa trị, xạ trị...) hầu như không có tác dụng lên BN. Hiện nay phổ biến nhất vẫn là các phương pháp điều trị:

- Ghép gan, mổ cắt một phần gan có chứa khối u.

- Phương pháp tiêm cồn vào khối u: phương pháp này được áp dụng với những khối u gan nhỏ hơn 3cm, nhằm làm chết tế bào UT.

- Dùng phương pháp hóa dầu thuyên tắc mạch (TACE): làm tắc mạch máu nuôi khối u, làm chết tế bào UT.

- Dùng thuốc ức chế sự tăng trưởng của khối u: Đây là một bước tiến mới trong điều trị UTG. Sorafenib (Nexavar®) được chỉ định điều trị UT biểu mô tế bào gan, nhắm vào các tế bào ác tính và giảm lượng máu tới nuôi dưỡng khối u. Thuốc sẽ không chữa khỏi bệnh nhưng nó trì hoãn quá trình tiến triển của bệnh một cách đáng kể. Mới đây, Bộ Y tế cũng đã cấp phép lưu hành cho loại thuốc này trên thị trường Việt Nam. BN có thẻ bảo hiểm y tế từ 3 năm trở lên sẽ được thanh toán 50% chi phí khi có chỉ định dùng Sorafenib trong điều trị UTG. Điều này cũng góp phần làm giảm gánh nặng chi phí cho BN, trong khi giá thành của thuốc còn khá cao so với điều kiện kinh tế của người bệnh nước ta hiện nay.

                                                                          Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục