Tật cận thị thường xuất hiện ở lứa tuổi học đường. Người ta đánh giá độ cận theo các mức độ: cận nhẹ (từ 1,5 điop trở xuống); cận trung bình (từ 1,5 - 6 điop); cận nặng (trên 6 điop). Nguyên nhân gây cận thị chưa được biết rõ, nhưng người ta nhận thấy có hai yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị cận thị, đó là di truyền và môi trường

Cận thị là một dạng tật khúc xạ rất thường gặp. Hiện nhiều người cứ nghĩ rằng, để giảm gánh nặng "bốn mắt" trở về "hai mắt" cho gọn nhẹ, thì cứ đi mổ là xong. Vậy cận thị có nên phẫu thuật?

Cận thị thường được chia làm hai loại, tật cận thị và bệnh cận thị. Nguyên tắc chung về quang học như nhau, nhưng bệnh cận thị là trường hợp bệnh bẩm sinh, có yếu tố di truyền, độ cận thường cao, thậm chí rất cao (có trường hợp trên 20 điop), mức độ cận tăng nhanh, nhiều, ngay cả khi đã đến tuổi trưởng thành.

Người bị bệnh cận thị thường có nhiều biến chứng như: thoái hóa hắc võng mạc, bong pha lê thể, xuất huyết hoàng điểm, xuất huyết pha lê thể, rách võng mạc, bong võng mạc... Tiên lượng điều trị những biến chứng này kém, khả năng phục hồi thị lực thấp.

Cận thị học đường, cận thị mắc phải. Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi học trò, đôi khi ở thanh niên, mức độ cận nhẹ và trung bình (6 điop trở xuống), cận tiến triển chậm, tăng độ ít, độ cận thường ổn định khi đến tuổi trưởng thành (18 - 20 tuổi).

Lứa tuổi học sinh dễ bị cận do nhãn cầu của trẻ còn phát triển; trẻ chưa tự phân bổ thời gian học, các hoạt động nhìn gần với các hoạt động ngoài trời một cách hợp lý; học tập, đọc sách, máy tính... cũng là những yếu tố làm cho trẻ bị cận. Một số điểm lưu ý để phát hiện trẻ có dấu hiệu bị cận thị đó là: trẻ xem tivi hay chạy lại gần hoặc nhắm một mắt lại; ở lớp trẻ phải chạy lại gần bảng mới thấy chữ, thường chép đề bài sai, đọc chữ hay nhảy hàng; thường nheo mắt, nghiêng đầu khi xem tivi hoặc nhìn vật ở xa; thường hay dụi mắt, dù không buồn ngủ; sợ ánh sáng hoặc chói mắt; hay kêu nhức đầu, mỏi mắt, chảy nước mắt...

Một số phương pháp điều trị cận thị: Phổ biến và rẻ tiền nhất là đeo kính gọng; kế đó là đeo kính sát tròng; và hiện đại nhất hiện nay là mổ bằng tia laser (phương pháp lasik). Đeo kính gọng rẻ tiền và an toàn nhất, còn đeo kính sát tròng, giải quyết được một số bất tiện của kính gọng, nhưng phải giữ gìn vệ sinh tốt, đặc biệt trong môi trường nóng, ẩm, nhiều bụi như ở Việt Nam; không đeo được khi bơi, tắm biển; chi phí dung dịch ngâm kính, thay kính cao; cần kiểm tra giác mạc 3 tháng một lần.

Bên cạnh đó còn có phương pháp mổ lasik chữa tật khúc xạ, trong đó có cận thị, chi phí mổ khá cao: 11 - 12 triệu đồng/hai mắt. Thực tế không phải ai bị cận cũng có thể tiến hành phẫu thuật được, một số trường hợp không được mổ cận thị như: có bệnh lý cấp tính, mạn tính tại mắt (glaucoma, viêm màng bồ đào, viêm giác mạc, loạn dưỡng giác mạc, bệnh giác mạc chóp, xuất huyết võng mạc...); những người không nên mổ gồm: độ cận chưa ổn định, đang dùng thuốc ngừa thai, đang mang thai, khô mắt..

Lasik là phương pháp mổ hiện đại (dùng dao vi phẫu tạo một vạt giác mạc, rồi chiếu tia laser để chỉnh độ cận...), có nhiều ưu điểm, tuy nhiên người bệnh cần được khám sàng lọc kỹ càng từ bác sĩ có chuyên môn trước khi mổ, để loại trừ một số bệnh, yếu tố chống chỉ định, cũng như một số nguy cơ gây biến chứng. Rất nhiều người thắc mắc là: "Sau mổ cận thị bằng lasik có nguy cơ tái cận không?". Theo các nhà chuyên môn điều này có thể xảy ra, mức độ tái phát tùy trường hợp.

Để có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật tối ưu, người bệnh cần được khám kỹ lưỡng, dựa trên những thông số, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp về dự báo kết quả, những nguy cơ rủi ro nếu có. 

                                                                               Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục