Màu sắc thực phẩm rất đáng sợ? Màu đỏ của kẹo mút cuốn trông như máu giả còn màu xanh dương nhạt của nước uống thì chẳng khác gì ánh sáng của người ngoài hành tinh.

Năm 1976, người tiêu dùng Mỹ cảm giác như họ đang ở trong một bộ phim kinh dị khi Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ FDA tuyên bố màu đỏ “tía rau rền” dùng nhuộm thực phẩm là chất sinh ung thư.

 

Ngay lập tức các cửa hàng tẩy chay mọi sản phẩm màu đỏ. Và các nhà sản xuất như m&m thì tiến hành thu hồi và cho tái xuất kẹo sô-cô-la này dưới màu cam. Và sau đó, màu đỏ tía này lại tái xuất và được cho là an toàn hơn vì được chế tạo dưới dạng màu thực phẩm.

 

Tuy nhiên, bộ phim kinh dị này chưa kết thúc khi gần đây các nhà nghiên cứu Anh tìm thấy sự liên quan giữa thực phẩm nhuộm màu nhân tạo với sự rối loạn hành vi ở trẻ. Theo đó, sự gia tăng số trẻ bị tăng động giảm chú ý (ADD hay ADHD) và các rối loạn khác là một phần của chế độ ăn sử dụng các sản phẩm chứa phẩm màu nhân tạo.

 

Anh và châu Âu đã ngay lập tức yêu cầu giảm dần màu nhân tạo trong thực phẩm. Và lại một lần nữa, các nhà sản xuất lại loại bỏ phẩm màu nhân tạo ra khỏi các sản phẩm nhưng có sự dịch chuyển. Kraft và Mars đã chuyển những chất nhuộm màu độc hại trong thực phẩm bán sang Anh. Tuy nhiên, dường như người tiêu dùng Mỹ chưa lên tiếng mạnh mẽ vì nhiều sản phẩm bán tại Mỹ vẫn chứa các phẩm màu gây hại. Nó đủ khả năng để tạo ra những cơn ác mộng kinh hoàng.

 

Kiểm soát thực sự

 

Mặc dù có bằng chứng cho thấy thực phẩm chứa màu sắc gây nguy hiểm cho con em chúng ta nhưng FDA từ chối ban hành luật cấm các chất màu này. Trong khi đó, tình hình ngày càng tồi tệ hơn khi hiện các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng các chất hóa học tạo màu này nhiều gấp 5 lần so với cách đây 30 năm.

 

FDA chỉ yêu cầu là thực phẩm chỉ nên có màu nhẹ nhàng nhưng những gì mà nhóm bảo vệ sức khỏe trẻ em muốn là loại bỏ hẳn chúng ra khỏi các thực phẩm.

 

Những màu thực phẩm nên tránh

 

Dưới đây là thông tin về những màu trong các loại thực phẩm để giúp bạn có được bữa ăn đảm bảo và an toàn cho trẻ:

 

Các loại phẩm màu nên tránh: Red3 (còn có tên Erythrosine), Red40 (còn có tên là Allura Red AC), Yellow5 (còn có tên Tartrazine), Yellow6, Blue1, Blue2 (còn có tên Indigotine), Green3, OrangeB.

 

Các chất tự nhiên giúp tăng màu cho thực phẩm: nước củ cải đường (beet juice), annatto (nguồn gốc thực vật) và nghệ (rất giàu chất chống ôxy hóa).

 

Những thực phẩm không nên có màu: sữa chua, phô mai, nước quả, nước vitamin.

 

Tóm lại, chất tạo màu nhân tạo là không tốt cho sức khỏe. Vì vậy hãy đọc kỹ nhãn hàng và tránh các chất gây màu độc hại. Bạn sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn và những giấc mơ êm đềm sẽ quay trở lại!.

 

                                                                           Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục