Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp nên cho trẻ đi khám ở các chuyên khoa hô hấp để phát hiện bệnh và điều trị sớm.

Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp nên cho trẻ đi khám ở các chuyên khoa hô hấp để phát hiện bệnh và điều trị sớm.

Tất cả những trường hợp khó thở thanh quản đều cần được theo dõi chặt chẽ và xử trí bệnh kịp thời, đặc biệt là tình trạng cấp tính. Nếu trẻ có nguyên nhân bị dị vật đường thở phải nhanh chóng lấy dị vật khỏi thanh quản. Nhiều trường hợp nặng phải sử dụng mở nội khí quản, thở ôxy. Tuỳ theo từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau. Trong đó khó thở thanh quản là một trong những bệnh được đặt trong tình trạng cấp cứu.

Cha mẹ phải nắm rõ diễn biến bệnh của con

Hiện nay tình hình trẻ nhập viện vì các bệnh ở đường hô hấp đang tăng lên, nhiều trường hợp đến viện trong tình trạng bệnh rất nặng gây khó khăn cho công tác điều trị. Nhận biết bệnh và phòng bệnh tốt cho trẻ là điều cần thiết đối với các bậc cha mẹ.

Hầu hết trẻ bị khó thở thanh quản đều có những dấu hiệu như hít thở khó, thở chậm, nghe có tiếng rít thanh quản khi thở, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp nhất là tình trạng lõm ức và rút lõm lồng ngực. Bên cạnh đó trẻ còn có những triệu chứng khác như khàn tiếng hay mất tiếng khi nói, ho, khóc. Đầu trẻ thường bị gật gù khi thở và hay bị ngửa ra sau trong thì hít vào. Nếu quan sát thì sẽ thấy sụn thanh quản nhô lên khi hít vào, mặt trẻ bị nhăn lại, hai cánh mũi nở rộng.

Để chẩn đoán mức độ khó thở thanh quản của trẻ người ta chia ra 3 mức độ nặng, nhẹ khác nhau, đây là yêu cầu rất cần thiết để có thể đưa ra những xử trí đúng đắn nhất.

Mức độ 1: Trẻ xuất hiện khàn và rè tiếng khi nói, khóc, nhưng tiếng ho có thể vẫn còn trong hoặc hơi rè. Biểu hiện khó thở chưa điển hình, tiếng rít thanh quản nhẹ hoặc chưa rõ, cơn co kéo hô hấp ít. Tình trạng toàn thân chưa ảnh hưởng, trẻ vẫn còn chơi, chưa quấy khóc nhiều.

Mức độ 2: Trẻ bị mất tiếng, nói không rõ từ, tiếng ho trở nên ông ổng. Lúc này triệu chứng khó thở thanh quản rất điển hình, tiếng rít thanh quản rõ, cơn co kéo hô hấp mạnh. Trẻ xuất hiện trạng thái kích thích, vật vã, hốt hoảng, lo sợ.

Mức độ 3: Trẻ bị mất tiếng hoàn toàn, khóc hoặc nói không thành tiếng, nghe phều phào. Ngay cả khi ho cũng không thành tiếng hoặc muốn ho mà không ho được. Biểu hiện khó thở trở nên dữ dội, có triệu chứng thiếu ôxy nặng nề, lúc này trẻ có thể bị tím tái, rối loạn nhịp thở. Toàn thân trẻ bị ảnh hưởng thần kinh (hôn mê, lờ đờ hay vật vã...), tim mạch, da tái vã mồ hôi...

Lý do khó thở ở trẻ

Trong trường hợp trẻ bị khó thở thanh quản cấp tính thường là do những nguyên nhân như: dị vật đường thở, đây là do trong quá trình ăn, ngậm thức ăn hoặc đồ vật nào đó bị rơi vào thanh quản. Trường hợp này rất hay gặp, nhất là khi trẻ vừa ăn vừa chơi không tập trung; Viêm thanh quản cấp là một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng này, bệnh xuất hiện có thể do vi khuẩn( H.influenza, streptocoque, staphylocoque) hoặc do virut (hay gặp nhất là virut cúm, sau đó là virut nhóm myxovirut); Những trẻ bị còi xương và nhiễm khuẩn nặng ở họng, đau không nuốt, nói được cũng hay mắc phải tình trạng khó thở thanh quản cấp tính. Bên cạnh đó bệnh bạch hầu thanh quản và viêm thanh quản do sởi cũng là những yếu tố quan trọng khiến trẻ rơi vào tình trạng cấp cứu này.

Các trường hợp khó thở mạn tính có thể do mềm sụn thanh quản, dị dạng sụn thanh quản (trong những trường hợp này trẻ sẽ có tiếng thở rít thanh quản bẩm sinh) hoặc do hẹp thanh quản mạn tính ( do hậu quả của chấn thương hoặc hẹp thanh quản do u máu, dị dạng bẩm sinh...). Khó thở mạn tính còn do papillone thanh quản, đó là loại u nhú, lành tính ở thanh quản, u phát triển nhanh, tái phát gây khó thở thanh quản từ từ. Để xác định chính xác cần phải soi thanh quản.

Bệnh có thể phòng ngừa được

Tất cả những trường hợp khó thở thanh quản đều cần được theo dõi chặt chẽ và xử trí bệnh kịp thời, đặc biệt là tình trạng cấp tính. Nếu trẻ có nguyên nhân bị dị vật đường thở phải nhanh chóng lấy dị vật khỏi thanh quản. Nhiều trường hợp nặng phải sử dụng mở nội khí quản, thở ôxy. Tuỳ theo từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định sử  dụng các loại thuốc khác nhau.

Khó thở thanh quản là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có nhiều nguyên nhân có thể dự phòng được. Các bậc cha mẹ không nên để trẻ ngậm đồ vật dễ gây hóc, mặt khác còn gây nhiễm khuẩn, giun sán. Nên vệ sinh sạch sẽ cho bản thân trẻ và người chăm sóc trẻ, nhất là vệ sinh trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh. Cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng. Mang lại cho trẻ một không gian sống thoáng, sạch. Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp nên cho trẻ đi khám ở các chuyên khoa hô hấp để phát hiện bệnh và điều trị sớm.

                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Dầu cá ngăn ngừa chứng tâm thần phân liệt

Một nghiên cứu mới đây cho hay, uống 1 viên dầu cá mỗi ngày có thể ngăn ngừa bệnh tâm thần phân liệt với những người có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Dùng kháng sinh thế nào cho đúng?

Thuốc kháng sinh là các hợp chất tự nhiên, bán tổng hợp hoặc tổng hợp, có tác dụng chống vi khuẩn; được dùng theo đường toàn thân (uống, tiêm) hoặc tại chỗ (bôi ngoài da; nhỏ mắt, tai, mũi; đặt âm đạo...).

24 loại thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa lão hóa da

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu một số loại thực phẩm có thể chống lão hóa, chống oxy hóa

Những thói quen nguy hiểm cho dạ dày

Có rất nhiều những thói quen xấu trong sinh hoạt và ăn uống dẫn tới bệnh dạ dày như đau, viêm loét, ung thư… Vậy hãy tránh xa những thói quen sau nhé.

Ngành Y tế huyện Lạc Thuỷ: Tận tâm chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân

(HBĐT) - Hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn, ngành Y tế huyện Lạc Thuỷ đã có các chương trình hành động cụ thể chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ nhân dân, không ngừng củng cố và phát triển hệ thống chăm sóc sức khoẻ từ tuyến huyện đến cơ sở.

Muối ăn cũng tiềm ẩn bệnh tật

Muối là gia vị quen thuộc của người Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Hầu như trong tất cả mọi bữa cơm, dù chay hay mặn, đều có sự hiện diện của muối trong thức ăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục