Những nghiên cứu gần đây cho thấy virus cúm A/H5N1 chưa có sự biến đổi độc lực nhưng trong năm 2009, cả 5 người mắc cúm A/H5N1 đều tử vong. Điều này chứng tỏ độc lực của virus cúm A/H5N1 vẫn vô cùng nguy hiểm
Sau Tết Nguyên đán, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện các ca nhiễm cúm A/H5N1. Một trong số các bệnh nhân được phát hiện đã tử vong. Bộ Y tế lo ngại số ca mắc và tử vong do dịch bệnh nguy hiểm này còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Mua bán, giết mổ gia cầm chưa qua kiểm dịch tràn lan có thể khiến dịch cúm A/H5N1 bùng phát. Ảnh: D.N
Liên quan đến gia cầm bệnh
Theo TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế), vừa có thêm một bệnh nhân tại tỉnh Tuyên Quang mắc cúm A/H5N1. Đó là bệnh nhân nữ, 17 tuổi, thường trú tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương khởi phát bệnh vào ngày 19-2 với triệu chứng sốt cao (38,9oC), ho, đau họng. Bệnh nhân được đưa đến điều trị tại Phòng khám Đa khoa Tân Trào, sau đó được chuyển tiếp đến Bệnh viện Đa khoa huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ngày 24-2. Tại đây, bệnh nhân được điều trị bằng Tamiflu theo phác đồ điều trị đối với ca nghi cúm A/H5N1. Hiện sức khỏe của bệnh nhân đang hồi phục nhưng được tiếp tục theo dõi tại bệnh viện. Điều tra dịch tễ cho thấy khoảng 10 ngày trước đây, bệnh nhân có tham gia tiêu hủy gà bệnh, chết của gia đình tại nhà.
Theo ông Nga, từ đầu năm 2010 đến nay, cả nước đã ghi nhận 3 trường hợp nhiễm cúm A/H5N1, trong đó có một ca tử vong. Những trường hợp này đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến gia cầm. Riêng trường hợp tử vong mới đây ở tỉnh Đồng Tháp, trước đó, bệnh nhân này có giết mổ và chế biến thủy cầm bị bệnh. Còn trường hợp một bé gái 3 tuổi ở xã Ninh Thân, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, tuy không phát hiện gia cầm ốm, chết nhưng cuối tháng trước, ở khu vực cách nhà bệnh nhân khoảng 1 km, nhiều đà điểu trong một trại chăn nuôi đã chết không rõ nguyên nhân.
Tăng nguy cơ lây sang người
Theo khảo sát của phóng viên, thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán, tại một số chợ của Hà Nội như chợ Hôm, Mai Động, chợ Mơ... không khí kinh doanh tại các khu bán gia cầm hết sức tấp nập. Việc giết mổ gia cầm sống diễn ra ở hầu hết các chợ, tuy nhiên không thấy có bất cứ một biện pháp nào để phòng hộ dịch bệnh. Khi được hỏi về nguy cơ nhiễm cúm A/H5N1 từ gia cầm, chị Bình, chuyên kinh doanh gia cầm ở khu vực chợ Mai Động, phân trần: “Toàn gà nhà nuôi, có bệnh tật gì đâu mà phải bảo vệ. Mà mỗi ngày tôi bán 40- 50 con gà ấy, có ai phàn nàn gì đâu!”.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy virus cúm A/H5N1 chưa có sự biến đổi độc lực, nhưng trong năm 2009, cả 5 người mắc cúm A/H5N1 đều tử vong. Điều này chứng tỏ độc lực virus H5N1 vẫn vô cùng nguy hiểm. Trong khi đó, theo TS Nguyễn Huy Nga, thời điểm sau Tết Nguyên đán (từ tháng 2 đến tháng 4), thời tiết lạnh và ẩm, dịch cúm trên gia cầm phát triển và làm tăng nguy cơ lây sang người. Hơn nữa, thời điểm này là dịp đầu Xuân, các cuộc liên hoan, tiệc tùng có dùng thịt gà vẫn rất lớn nên nguy cơ lây bệnh càng cao.
Theo thông báo của Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), cả nước hiện còn 5 tỉnh có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày là Cà Mau, Điện Biên, Sóc Trăng, Nam Định, Khánh Hòa. “Việc người dân vẫn chủ quan, không thông báo cho thú y và chính quyền địa phương khi có dịch ở gia cầm; vẫn giết mổ, vận chuyển gia cầm ốm, chết và ăn thịt như hiện nay là những nguy cơ rất lớn khiến dịch bệnh nguy hiểm có thể bùng phát trên diện rộng. Những ngày tới có thể còn nhiều bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 sẽ được phát hiện” - ông Nga lo lắng.
Mặc dù nhiều tỉnh, TP đã nghiêm cấm việc buôn bán, giết mổ gia cầm sống trong nội thành nhưng thực tế quy định này vẫn chỉ ở trên... giấy. Trong khi đó, người dân vẫn thờ ơ, coi thường dịch bệnh hết sức nguy hiểm này. TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cảnh báo so với virus cúm A/H1N1, virus cúm A/H5N1 không lây lan nhanh và rộng nhưng tỉ lệ tử vong thì cao gấp nhiều lần. Sau hơn 6 năm bùng phát dịch, đến thời điểm này, VN cũng như thế giới vẫn chưa có vắc-xin phòng cúm A/H5N1.
Theo Báo NLĐ
Là con người ai cũng có lòng thương cảm và đó là tính thiện của nhân loại. Người thầy thuốc hàng ngày đứng trước những sinh mạng, những số phận, những hoàn cảnh bi thương cụ thể lại càng giàu lòng thương cảm. Lòng thương cảm chỉ được giải toả khi người thương cảm giúp đỡ được người đang trong hoàn cảnh khó khăn. Nếu không, lòng thương cảm sẽ vẫn là hòn đá đeo nặng suy tư trong lòng người. Trong tình hình thực tế hiện nay, có lẽ người thầy thuốc khó giải tỏa được "hòn đá thương cảm" trong lòng mình nhất, khi mà lương thầy thuốc quá thấp, lo cho gia đình chưa đủ làm sao thể hiện lòng thương cảm...
Trẻ em là đối tượng đặc biệt trong sử dụng thuốc, vì thế, cần hết sức thận trọng để tránh “tai nạn đáng tiếc”. Khi trẻ bị bệnh, cách an toàn nhất là đưa trẻ đi khám bệnh để được bác sĩ khám và chỉ định dùng thuốc.
Trong vài năm gần đây, tình trạng viêm da dị ứng, mẩn ngứa, mày đay... có xu hướng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân vô cùng phức tạp và biện pháp trị liệu cũng gặp không ít khó khăn.
Ở nước ta, sởi được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia, tuy nhiên sởi vẫn còn là lo lắng chung của nền y học nước nhà, nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ, vì dịch bệnh vẫn được được khống chế, số người nhiễm sởi hàng năm vẫn còn nhiều, biến chứng do bệnh còn cao. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt bệnh dễ phát thành dịch nhất là giai đoạn sau Tết.
( HBĐT) - LTS: Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2010), Phóng viên HBĐT đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quang Khánh, Phó Giám đốc Sở Y tế về những kết quả đạt được tỏng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh.
Mỗi bậc cha mẹ đều mong muốn những điều tốt nhất cho con cái. Dưới đây là những mẹo giúp bảo vệ bé yêu trước môi trường sống ngày càng ô nhiễm.