Chúng ta đôi lúc không tránh khỏi những lúc bệnh tật. Tuy nhiên làm thế nào vừa ít tốn kém vừa có thể trị bệnh một cách hiệu quả? Tạp chí Y học Mỹ đã đưa ra 10 cách chữa bệnh rất hiệu quả mà ít tốn tiền nhất.

 

1. Động tác leo núi chữa đau lưng

 

Xu hướng chung khi bị đau lưng là ít vận động. Và vì thế, theo GS Lawrence, Hiệp hội Vật lý trị liệu Hoa Kỳ, các hoạt động leo núi giúp cơ bắp được rèn luyện sau một thời gian dài ít vận động. Những động tác này nên được thực hiện từ từ, khi đã quen mới tăng mức độ luyện tập.

 

Cách tập: Nằm xuống, di chuyển đầu gối bên phải lên trước ngực, tay giữ mắt cá chân, đếm từ 1 đến 10. Giữ chân thẳng, lặp lại động tác cùng chân trái.

 

2. Nước cà chua ép + hạt tiêu chữa cao huyết áp

 

Mỗi ngày uống 250ml nước ép cà chua hòa với 1 thìa cà phê hạt tiêu. Chuyên gia tim mạch Joe.D.Gedeng Si Partridge của Nevada cho biết, capsaicin có trong ớt và lượng kali cùng lycopene trong cà chua sẽ giúp tiêu trừ gốc tự do và hạ huyết áp.

 

3. Kim tiền thảo chữa máu nhiễm mỡ

 

Tiến sỹ Patrick chuyên gia dinh dưỡng trường đại học Louisiana-Mỹ cho biết nếu mỗi ngày uống một thìa cà phê nước cây kim tiền thảo có thể giảm 15%lượng cholesterol và LDL(low-density lipoprotein).

 

4. Giảm cơm trị đau đầu

 

Gạo, mỳ và các lương thực khác có chứa rất nhiều tinh bột-đường, thủ phạm gây rối loạn đường huyết và dẫn tới đau nửa đầu. TS thần kinh học Lisa.K.Mannix đề nghị các bệnh nhân đau nửa đầu chỉ nên ăn các chất bột đường dưới 300gr/ngày.

 

5. Châm cứu chữa mất ngủ

 

TS châm cứu Tela Han Newyork cho biết, điều trị bằng châm cứu chủ yếu tập trung vào hai vị trí huyệt ở tai, mục đích giúp cho bệnh nhân thư giãn để kích thích tăng tiết endorphins trong não giúp tạo cảm giác thư thái, tĩnh tâm. Nếu thường xuyên mất ngủ cần châm cứu ít nhất 10 lần mới có hiệu quả.

 

6. Uống nước chữa nghiện thuốc lá

 

Tiến sỹ Horvath chuyên gia nghiên cứu tâm lý học cho biết uống nước là một “liệu pháp thay thế điển hình”. Về bản chất, hút thuốc lá và uống nước đều là những động tác của “tay-miệng”dễ dẫn đến nghiện cấp. Vậy nên, khi cảm thấy thèm thuốc lá, hãy nhâm nhi 1 cốc nước để “đánh lừa” não bộ.

 

7. Tập thể dục cho mắt chữa cận thị

 

Mỗi ngày dành 25 phút để tập thể dục cho mắt, 6 ngày trong tuần và liên tiếp trong 30 ngày. Một trong những cách hiệu quả là luyện mắt chuyển động chậm 360 độ.

 

8. Leo núi chữa nghiện rượu

 

Chuyên gia tâm lý học Mathew trường đại học Washington Mỹ cho biết, leo núi không những rèn luyện sức đề kháng mà còn giúp phát huy tính kiên trì, nhẫn nại, vốn rất có ích cho những ai muốn cai rượu.

 

9. Thay đổi thói quen chữa ung thư tiền liệt tuyến

 

Chủ nhiệm viện nghiên cứu y học Mỹ, GS Owen giới thiệu về phong cách cuộc sống mới bao gồm: tập thể dục ít nhất 3 tiếng một tuần, ăn những thực phẩm ít chất béo, luyện yoga và các phương pháp giảm stress hoặc nói chuyện với những người thân.

 

10. Bỏ đi+rèn luyện+viết lách chữa tính hay cáu giận

 

Chuyên gia tâm lý lâm sàng Harben giới thiệu với những người nóng tính một biện pháp khắc phục sự nóng nảy trong thời gian ngắn: khi cảm thấy bản thân cáu giận và có thể xảy ra cãi vã hãy lập tức bỏ đi hoặc tập những động tác có độ khó cao, viết lách là biện pháp điều trị mang tính lâu dài.

 

                                                                                    Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Sau Tết, cần cảnh giác với bệnh sởi ở trẻ em

Ở nước ta, sởi được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia, tuy nhiên sởi vẫn còn là lo lắng chung của nền y học nước nhà, nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ, vì dịch bệnh vẫn được được khống chế, số người nhiễm sởi hàng năm vẫn còn nhiều, biến chứng do bệnh còn cao. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt bệnh dễ phát thành dịch nhất là giai đoạn sau Tết.

Lương tâm thầy thuốc!

Là con người ai cũng có lòng thương cảm và đó là tính thiện của nhân loại. Người thầy thuốc hàng ngày đứng trước những sinh mạng, những số phận, những hoàn cảnh bi thương cụ thể lại càng giàu lòng thương cảm. Lòng thương cảm chỉ được giải toả khi người thương cảm giúp đỡ được người đang trong hoàn cảnh khó khăn. Nếu không, lòng thương cảm sẽ vẫn là hòn đá đeo nặng suy tư trong lòng người. Trong tình hình thực tế hiện nay, có lẽ người thầy thuốc khó giải tỏa được "hòn đá thương cảm" trong lòng mình nhất, khi mà lương thầy thuốc quá thấp, lo cho gia đình chưa đủ làm sao thể hiện lòng thương cảm...

Cần thận trọng khi cho trẻ dùng thuốc

Trẻ em là đối tượng đặc biệt trong sử dụng thuốc, vì thế, cần hết sức thận trọng để tránh “tai nạn đáng tiếc”. Khi trẻ bị bệnh, cách an toàn nhất là đưa trẻ đi khám bệnh để được bác sĩ khám và chỉ định dùng thuốc.

Những bài thuốc tắm chữa viêm ngứa ngoài da

Trong vài năm gần đây, tình trạng viêm da dị ứng, mẩn ngứa, mày đay... có xu hướng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân vô cùng phức tạp và biện pháp trị liệu cũng gặp không ít khó khăn.

Sau Tết, cần cảnh giác với bệnh sởi ở trẻ em

Ở nước ta, sởi được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia, tuy nhiên sởi vẫn còn là lo lắng chung của nền y học nước nhà, nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ, vì dịch bệnh vẫn được được khống chế, số người nhiễm sởi hàng năm vẫn còn nhiều, biến chứng do bệnh còn cao. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt bệnh dễ phát thành dịch nhất là giai đoạn sau Tết.

Ngành Y tế tỉnh tập trung mọi nguồn lực cho công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân

( HBĐT) - LTS: Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2010), Phóng viên HBĐT đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quang Khánh, Phó Giám đốc Sở Y tế về những kết quả đạt được tỏng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục