Không ít người dân giật mình khi mới đây, Thanh tra Sở Y tế TPHCM thông báo kết quả kiểm nghiệm cho thấy, hàng loạt gia vị nấu cà ri, bò kho... nhiễm chất độc hại, có khả năng gây ung thư. Theo ghi nhận của PV Báo SGGP, có hàng trăm các loại gia vị, hương vị được bày bán tràn lan trên thị trường hiện nay không được kiểm soát.

 

Không ít gia vị độc hại được bày bán tràn lan trên thị trường.

Màu công nghiệp thành... gạch cua

Trong vai người nội trợ đi tìm hiểu kỹ thuật nấu bún riêu cua để bán hàng ăn sáng, chúng tôi lân la đến chợ Kim Biên (Q5). Hỏi anh giữ xe chỗ nào bán gia vị nấu bún riêu, bò kho liền nhận được chỉ dẫn: “Đầy chợ, muốn mua bao nhiêu cũng có”. Nói rồi, anh ta chỉ đến cổng số 5 là nơi “quy hoạch” hàng loạt sạp hàng bán hương liệu, gia vị, phẩm màu.

Tại sạp C.P., bà chủ sạp nhanh nhẹn giới thiệu nào là hương thịt bò, thịt gà, cà ri... với lời chỉ dẫn: “Chỉ cần cho một muỗng thôi là nồi nước lèo thơm phức mùi thịt bò hầm nhé, cứ là ngọt lừ”. Bà còn lôi ra một bình nhựa khoảng 250ml đề nhãn bên ngoài là “hương thịt bò” có xuất xứ Singapore nhưng không hề có hạn sử dụng và nhà nhập khẩu, phân phối. Đối diện sạp C.P., một quầy đầy ắp hương liệu bày biện lấn ra cả vỉa hè cũng ghi chi chít các loại phẩm màu thực phẩm, hóa chất công nghiệp...

Ngay phía trước quầy, một thanh niên đang chiết xuất loại bột màu đỏ từ bao lớn ra từng bịch ni lông nhỏ khoảng 0,5 gram. Chúng tôi hỏi bột gì, bà chủ sạp nói là phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế... “Thế có dùng cho thực phẩm được không chị?”, chúng tôi hỏi tiếp. Bà chủ nói ngay: “Vô tư đi. Mua về nấu bún riêu thì hết ý. Nếu mua màu thực phẩm thì mất 300.000 - 400.000 đồng/kg nhưng mua loại này chỉ 100.000 đồng thôi. Chỉ chấm đầu đũa vào bột rồi cho vào nồi bún riêu là nổi váng gạch cua liền”.

Ghé qua chợ Bình Tây (Q6), nhiều chủ sạp hàng bán gia vị thực phẩm cũng rất niềm nở khi chúng tôi hỏi mua bột màu gia vị nấu bò kho, phở, cà ri... và cho biết muốn mua bao nhiêu cũng có. Tại sạp 181 C.T., cô bán hàng đưa ra 2 bịch to đùng đầy các loại gia vị được cho vào các túi ni lông nhỏ. Trong đó có một loại gia vị nấu súp của cơ sở Kim Nga với thành phần được ghi trên nhãn là đại hồi, thảo quả, bột đinh hương, tiểu hồi, ngò hột, cam thảo, trần bì và quế. Một loại khác là gia vị nấu phở của hãng Nam Ấn cũng với các thành phần như trên. Tuy nhiên, khi mở bịch gia vị ra xem, chúng tôi có cảm giác như có mùi ẩm mốc lâu ngày...

Truy tận gốc những cơ sở vi phạm

Ngày 25-2 vừa qua, Thanh tra Sở Y tế TPHCM đã công bố 4 cơ sở kinh doanh, sản xuất trên địa bàn TPHCM vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi bán gia vị thực phẩm chứa chất Rhodamine B, một hóa chất gây ung thư, được sử dụng trong công nghiệp dệt nhuộm. Đó là những gia vị nấu bò kho hiệu Kim Nga (ngày sản xuất 10-1-2010, HSD 10-1-2011);  bột bò kho hiệu Kim Nga (NSX 20-1-2010, HSD 20-1-2011); sa tế khô hiệu Kim Thành (không có NSX); bột điều xay (không nhãn, không NSX, HSD)... Dư luận không khỏi rùng mình vì hầu như những loại gia vị nói trên được cho vào bún bò, cà ri, bún riêu, hủ tiếu và hàng trăm loại thức ăn khác.

Trao đổi với Báo SGGP, ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế TPHCM cho rằng những loại gia vị bán trôi nổi trên thị trường thường được làm thủ công, không rõ thành phần và xuất xứ. Những loại gia vị này cũng rất ít khi được các chủ cơ sở đăng ký công bố chỉ tiêu chất lượng mà tự phân phối ra thị trường. Để chấn chỉnh tình trạng trên, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Thanh tra Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tại quận huyện truy tận gốc các cơ sở sản xuất để xử lý nếu vi phạm; kiểm tra và tịch thu những loại gia vị bày bán trên thị trường không rõ xuất xứ.

                                                                                    Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Cán bộ thú y kiểm tra số trâu bò mắc bệnh tại xã Đồng Nghê.
Chất lượng khám, chữa bệnh của nhân dân ở thành phố Hòa Bình từng bước được nâng cao.
Tiêm ngừa cho trẻ để phòng thủy đậu.

Điều trị đau lưng mãn: Quan trọng là vận động và tin tưởng

“Đau lưng mãn là một vấn đề thực thể chứ không phải tâm lý. Nhưng sự can thiệp của tâm lý học dưới góc độ tư vấn sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn”, Zara Hansen, chuyên gia tâm lý học và liệu pháp hành vi, ĐH Warwick (Anh), cho biết.

10 cách chữa bệnh ít tốn kém

Chúng ta đôi lúc không tránh khỏi những lúc bệnh tật. Tuy nhiên làm thế nào vừa ít tốn kém vừa có thể trị bệnh một cách hiệu quả? Tạp chí Y học Mỹ đã đưa ra 10 cách chữa bệnh rất hiệu quả mà ít tốn tiền nhất.

Cúm A/H5N1 lại “dọa” bùng phát

Những nghiên cứu gần đây cho thấy virus cúm A/H5N1 chưa có sự biến đổi độc lực nhưng trong năm 2009, cả 5 người mắc cúm A/H5N1 đều tử vong. Điều này chứng tỏ độc lực của virus cúm A/H5N1 vẫn vô cùng nguy hiểm

LĐLĐ huyện Lạc Sơn: Xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá

(HBĐT) - Chị Trần Thị Nhạn, Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Lạc Sơn cho biết: Từ năm 2007 đến nay LĐLĐ huyện Lạc Sơn rất tích cực chủ động phát động phong trào từ bỏ không hút thuốc lá trong đội ngũ công nhân viên chức – lao động.

Ảnh hưởng của thuốc lá tới quá trình dùng thuốc chữa bệnh

Có rất nhiều người vừa uống thuốc chữa bệnh vừa hút thuốc lá. Điều này có nên không? Thuốc lá ảnh hưởng đến thuốc chữa bệnh như thế nào?

Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối và loãng xương

Phụ nữ sau mãn kinh do hiện tượng béo phì và giảm estrogen dễ mắc các bệnh như thoái hoá khớp gối và loãng xương. Không có đau nào giống đau nào, đau trong đợt tiến triển của thoái hoá khớp gối làm cản trở các hoạt động thường ngày của chị em, đau rút hai bên sườn làm các quý bà không thể ngồi lâu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục