Người mắc bệnh tiểu đường luôn phải thận trọng trong vấn đề ăn uống. Bạn có thể giảm bớt nguy cơ mắc và tái phát bệnh bằng các loại thực phẩm sau.
1. Đậu phộng (củ lạc)
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Harvard, những phụ nữ có thói quen hoặc sở thích dùng lạc hoặc bơ lạc để chế biến đồ ăn 5 ngày/ tuần( mức độ thường xuyên và liên tục) sẽ giảm 20%-35% nguy cơ mắc tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2.
Đậu phộng giàu hàm lượng magiê và các chất béo có lợi cho sức khỏe. Do vậy, thường xuyên ăn loại củ này không những giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường mà còn rất tốt cho tim mạch, không gây cholesterol tích tụ trong máu làm tắc nghẽn mạch máu.
2. Cà phê
Nghiên cứu của các nhà khoa học Tây Ban Nha đã chứng minh, những người uống khoảng 3-4 tách cà phê mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ mắc tiểu đường 25% .
Tuy nhiên, capheine trong cà phê không tốt cho sức khỏe. Do vậy, cần hạn chế lạm dụng thức uống này.
Nên uống vào buổi sáng để khởi động một ngày mới. Tránh uống vào buổi tối sẽ gây mất ngủ, tổn hại cho sức khỏe.
3. Các loại hạt ngũ cốc
Ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, kích thích cảm giác ngon miệng. Theo nghiên cứu, những người có thói quen ăn ngũ cốc thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường thấp hơn 40% so với những người ít hoặc không ăn.
Các loại hạt ngũ cốc có tác dụng hiệu quả trong ổn định lượng đường trong máu. Do vậy rất tốt cho những đối tượng mắc tiểu đường.
Theo Tân Hoa Xã
Y học hiện đại đã tìm ra thủ phạm gây thủy đậu là varicella zoster virus (VZV). Thủy đậu lây lan trong cộng đồng rất dễ dàng. Biến chứng phổ biến nhất của bệnh là nhiễm trùng các nốt ban dẫn đến sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài dễ làm trẻ mất tự tin khi lớn lên. Ngoài ra, những biến chứng nặng khác có thể tác động nghiêm trọng đến đời sống của trẻ trong thời thơ ấu như: viêm não, viêm phổi thậm chí có thể tử vong do thủy đậu. Riêng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu chẳng may bị thủy đậu, em bé sinh ra dễ bị dị dạng.
“Đau lưng mãn là một vấn đề thực thể chứ không phải tâm lý. Nhưng sự can thiệp của tâm lý học dưới góc độ tư vấn sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn”, Zara Hansen, chuyên gia tâm lý học và liệu pháp hành vi, ĐH Warwick (Anh), cho biết.
Chúng ta đôi lúc không tránh khỏi những lúc bệnh tật. Tuy nhiên làm thế nào vừa ít tốn kém vừa có thể trị bệnh một cách hiệu quả? Tạp chí Y học Mỹ đã đưa ra 10 cách chữa bệnh rất hiệu quả mà ít tốn tiền nhất.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy virus cúm A/H5N1 chưa có sự biến đổi độc lực nhưng trong năm 2009, cả 5 người mắc cúm A/H5N1 đều tử vong. Điều này chứng tỏ độc lực của virus cúm A/H5N1 vẫn vô cùng nguy hiểm
(HBĐT) - Chị Trần Thị Nhạn, Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Lạc Sơn cho biết: Từ năm 2007 đến nay LĐLĐ huyện Lạc Sơn rất tích cực chủ động phát động phong trào từ bỏ không hút thuốc lá trong đội ngũ công nhân viên chức – lao động.
Có rất nhiều người vừa uống thuốc chữa bệnh vừa hút thuốc lá. Điều này có nên không? Thuốc lá ảnh hưởng đến thuốc chữa bệnh như thế nào?