Fluoroquinolon (FQ) có phổ kháng khuẩn rộng, được dùng điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên cần hiểu rõ độc tính của loại thuốc này để tránh lạm dụng nhưng cũng không bỏ sót cơ hội dùng cho trẻ em khi cần thiết.

Ảnh minh họa.

Vì sao chưa dùng FQ cho trẻ em?

Ngoại trừ acid nalidixic (negram) được FDA cho phép năm 1962, tất cả các FQ sau này, chưa có loại nào được FDA chính thức cho phép dùng cho trẻ em. Gần đây nhất, năm 2006 đơn xin phép  dùng gatifloxacin cho trẻ em cũng bị FDA gác lại.    Sở dĩ  FQ chưa được cấp phép chính thức  dùng cho trẻ em là do 4 vấn đề:

+ Sợ FQ làm tổn thương khớp sụn của trẻ em:

Nghiên cứu trên súc vật thấy FQ gây hại cho sự phát triển của xương và sụn các khớp chịu lực của súc vật nhỏ tuổi, từ đó người ta ngại dùng FQ cho người có thai,  trẻ em do sợ ảnh hưởng không tốt đến xương sụn các khớp chịu lực của thai và trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, điều này chưa ghi nhận được ở người.  Một nghiên cứu thuần tập quan sát, đa trung tâm, so sánh nhóm bệnh nhi dùng FQ (ciprofloxacin, perfloxacin) và nhóm dùng các kháng sinh khác thấy nhóm dùng FQ gây chứng đau các khớp lớn, đau cơ chiếm 3,8%, cao hơn so với nhóm dùng các kháng sinh khác 0,4%, tuy nhiên ở cả hai nhóm không ghi nhận được các tổn thương cơ xương nặng hay kéo dài (Chalumeau M -2003). Trong một quan sát tiền cứu, trên 116 trẻ sơ sinh  điều trị bằng FQ (ciprofloxacin) không ghi nhận được các tác dụng phụ trên thận, gan, huyết học cũng như các bệnh lý về khớp hay bất thường về tăng trưởng sau một năm theo dõi (Drosson, AgakidonV-2004). Một tổng kết trên 7.000 người từ 5-24 tuổi dùng FQ (ciprofloxacin, ofloxacin, acid nailidixic) không  thấy có mối liên quan  giữa việc dùng thuốc và các bệnh lý khớp.

Như vậy hiện chưa có bằng chứng FQ gây ra các bệnh lý tổn thương  cho  người  và cho riêng  trẻ em. Tuy nhiên mối lo ngại  về tai biến này vẫn còn tồn tại.

+ Sợ làm tăng tỷ lệ vi khuẩn  kháng FQ

 Trẻ em là nhóm người lành mang các vi khuẩn  chính (vi khuẩn gốc). Dùng FQ sẽ có thể làm cho các chủng này chọn lọc, sinh ra các chủng kháng FQ. Thật ra, sự kháng  FQ do quá trình  đột biến tự phát nhiễm sắc thể, làm thay đổi  các gen mã hóa  enzym DNA-gyrase và toipomerase IV. Sự tăng các chủng vi khuẩn kháng FQ là do dùng rộng rãi, sai nguyên tắc FQ tại cộng đồng, chứ không riêng gì do dùng cho trẻ em.

+ Chưa có dạng dùng  thích hợp cho trẻ em.

Phần lớn các FQ dùng dạng tiêm, một số ít dưới dạng viên nang ( có thể cho  trẻ lớn tuổi) chưa có dạng nhũ dịch (hợp cho trẻ nhỏ tuổi).

+ Chưa nghiên cứu đầy đủ liều cho trẻ em.

Trong các giới thiệu về FQ không ghi liều trẻ em. Khi  dùng phải dò liều, theo dõi tác dụng phụ một cách chặt chẽ.

Pseudomonas gây viêm phổi, viêm tai giữa có mủ... ở trẻ em.

Trường hợp nào có thể xét dùng cho trẻ em?

FQ có phổ kháng khuẩn rộng, tỷ lệ bị vi khuẩn kháng vẫn còn thấp. Ở Hồng  Kông mức kháng FQ là  3,8% trong khi mức kháng betalactam là 15%  (2006). Nếu hoàn toàn không dùng cho trẻ em thì bỏ mất một số cơ hội chữa bệnh cho trẻ trong khi các thuốc khác có hiệu lực kém hay không đáp ứng. Vì vậy, tuy không được phép chính thức, nhưng các nhà lâm sàng vẫn xét dùng FQ trong một số trường hợp đặc biệt:

+ Những trường hợp nhiễm Pseudomonas aeruginosa: Các trường hợp bệnh nhi nhiễm khuẩn này gây viêm phổi (trên nền bệnh lý xơ nang phổi) dùng các kháng sinh khác thường có độ nhạy cảm thấp hay bị kháng. Trong khi đó dùng ciprofloxacin dạng uống cho hiệu quả cao. Các trường hợp  bệnh nhi bị viêm mủ tai giữa do khuẩn này không thể điều trị khỏi bằng vệ sinh tai và các kháng sinh khác kể cả ofloxacin  thì dùng ciprofloxacin đường toàn thân  cho hiệu quả cao.

+ Viêm tai giữa cấp có biến chứng: Viêm tai giữa cấp có biến chứng có khi dùng betalactam quy ước hay dùng macrolic (khi người bệnh bị dị ứng với betalactam) không đáp ứng, thì việc dùng gatifloxacin (trong một nghiên cứu rạch màng nhĩ) cho kết quả cao. Tuy nhiên vì thuốc không có dạng nhũ dịch  nên việc dùng thuốc này bị hạn chế.

+ Trường hợp nhiễm vi khuẩn Gram âm kháng thuốc: Trường hợp bị nhiễm khuẩn thương hàn Samonella typhi không còm đáp ứng với  bactrim chloramphenicol, nhiễm Samonella non-typhi, Escheria Coli, Shigella không còn đáp ứng với các thuốc truyền thống  bactrim, berberin, thì  dùng FQ  (nalidixic hay ofloxacin) thường cho hiệu quả cao.

+ Viêm màng não mủ: Một nghiên cứu dùng trovafloxacin điều trị cho 116 bệnh nhi viêm màng não mũ do phế cầu có hiệu quả lâm sàng và tỉ lệ di chứng tương đương với  dùng ceftriaxon  cộng với vancomycin (Saéz L-Loren X-2002) nhưng cần biết trovafloxacin gây độc tính trên gan (có thể dẫn tới tử vong).  FQ cũng đã được thử điều trị thành công viêm màng não do Enterobacteria  kháng thuốc gây ra (KréméryV-1999).

Như vậy, chỉ xét dùng FQ cho trẻ em khi  bị nhiễm khuẩn khó điều trị, có thể bị đe doạ do tính mạng hay khi trẻ không thể dùng các kháng sinh khác do dị ứng, do độc tính, do kháng thuốc.

Ở nước ta dùng FQ sau các nước Âu, Mỹ hàng chục năm song tình trạng lạm dụng thuốc này cho cả người lớn lẫn trẻ em khá nhiều, phổ biến nhất là trong các nhiểm khuẩn hô hấp. Cần  hạn chế và chỉ  dùng cho trẻ em khi thật  cần thiết.

                                                                                      Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đi cầu thai, một phụ nữ mang khối u bất thường

Sau khi đi cầu thai tại Đan Viện Biển Đức, chị Nhiệm được sơ thông báo đã có thai. Mặc dù chiếc bụng cứ lớn dần trong suốt 16 tháng nhưng chị Nhiệm không siêu âm thấy thai nhi mà chỉ thấy khó thở, mệt mỏi. Ngày 2/3, tại BV Chợ Rẫy, các bác sĩ đã siêu âm cho chị Nhiệm và phát hiện thấy một khối u rất lớn kèm theo nhiều dịch trong ổ bụng.

Phát hiện bệnh lở mồm long móng ở đàn gia súc

(HBĐT) - Theo tin từ Chi cục Thú y tỉnh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang xuất hiện dịch lở mồm long móng trên trâu, bò ở xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong) và xóm Nước Mọc, xã Đồng Nghê (Đà Bắc).

Trạm y tế phường Thịnh Lang: Nâng cao công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân

(HBĐT) - Phường Thịnh Lang nằm ở trung tâm bờ trái sông Đà (thành phố Hoà Bình) có diện tích tự nhiên 307ha. Phường có 1.164 hộ, hơn 5.300 nhân khẩu sinh sống ở 14 địa bàn tổ dân phố. Trong những năm qua, với sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia triển khai trên địa bàn đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Bệnh thủy đậu đừng nên coi thường!

Y học hiện đại đã tìm ra thủ phạm gây thủy đậu là varicella zoster virus (VZV). Thủy đậu lây lan trong cộng đồng rất dễ dàng. Biến chứng phổ biến nhất của bệnh là nhiễm trùng các nốt ban dẫn đến sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài dễ làm trẻ mất tự tin khi lớn lên. Ngoài ra, những biến chứng nặng khác có thể tác động nghiêm trọng đến đời sống của trẻ trong thời thơ ấu như: viêm não, viêm phổi thậm chí có thể tử vong do thủy đậu. Riêng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu chẳng may bị thủy đậu, em bé sinh ra dễ bị dị dạng.

Điều trị đau lưng mãn: Quan trọng là vận động và tin tưởng

“Đau lưng mãn là một vấn đề thực thể chứ không phải tâm lý. Nhưng sự can thiệp của tâm lý học dưới góc độ tư vấn sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn”, Zara Hansen, chuyên gia tâm lý học và liệu pháp hành vi, ĐH Warwick (Anh), cho biết.

10 cách chữa bệnh ít tốn kém

Chúng ta đôi lúc không tránh khỏi những lúc bệnh tật. Tuy nhiên làm thế nào vừa ít tốn kém vừa có thể trị bệnh một cách hiệu quả? Tạp chí Y học Mỹ đã đưa ra 10 cách chữa bệnh rất hiệu quả mà ít tốn tiền nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục