Sau khi đi cầu thai tại Đan Viện Biển Đức, chị Nhiệm được sơ thông báo đã có thai. Mặc dù chiếc bụng cứ lớn dần trong suốt 16 tháng nhưng chị Nhiệm không siêu âm thấy thai nhi mà chỉ thấy khó thở, mệt mỏi. Ngày 2/3, tại BV Chợ Rẫy, các bác sĩ đã siêu âm cho chị Nhiệm và phát hiện thấy một khối u rất lớn kèm theo nhiều dịch trong ổ bụng.

Bệnh nhân Nguyễn Thị Nhiệm, 37 tuổi, làm nghề nông, ngụ tại Nhơn Hòa, Bắc Hòa, Tân Thạnh, Long An được người chồng đưa tới khoa cấp cứu Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy vào trưa 2/3 với cái bụng bầu to bất thường cao lên tới gần cổ và thở rất khó nhọc. Người chồng cho biết vợ mình đã có thai được 16 tháng nhưng vẫn chưa sanh vì là thai đi cầu mà có được. Theo hồ sơ bệnh án, BN nhập viện Phụ sản Hùng Vương TP HCM để khám kiểm tra thai trong bụng, sau đó được chuyển tiếp sang BV Chợ Rẫy nhờ hỗ trợ thêm.

Ghi nhận của Ban Y học xã hội - BV Chợ Rẫy, bệnh nhân Nhiệm đã lập gia đình 16 năm nay nhưng chưa có con. Trước đây sau khi cưới được 4-5 năm, chị Nhiệm có tới điều trị bệnh hiếm muộn nhiều lần tại BV Từ Dũ TP HCM nhưng vẫn chưa có con. Cho tới tháng 10/2008, hai vợ chồng được một người hàng xóm chỉ tới Đan Viện Biển Đức để cầu có con. Tháng 11/2008, tại Đan Viện, chị Nhiệm được một người là sơ Yến (lương y Nguyễn Thị Bạch Yến tại Đan Viện) bắt mạch duy nhất 1 lần. Sau đó được thông báo là đã có thai(?). Nhưng cũng từ đó chị Nhiệm bị bệnh thường xuyên. Chị Nhiệm tiếp tục tới Đan Viện đọc kinh cầu xin có con, chứ không dùng bất cứ một thứ thuốc gì.

Bệnh nhân (trái) với cái bụng to bất thường đang được chăm sóc tại BV Chợ Rẫy ngày 2/3.

Vào lúc thai được 4, 5 tháng, theo lời chị Nhiệm có đi siêu âm nhưng kết quả không phát hiện thai nhi. 8 tháng, vùng bụng phù to sau đó lại xẹp. Tới tháng thứ 9 tiếp tục lớn hơn rồi lại lặp lại hiện tượng xẹp bụng. Cho tới cách đây 2 tháng, bụng chị Nhiệm không xẹp và bắt đầu có những cơn khó thở. Tình trạng nặng tới mức trong suốt 2 tháng qua người phụ nữ này chỉ có thể ngủ ngồi vì bụng lớn lên khủng khiếp chèn ép lên các cơ quan nội tạng không thể nằm.

Ghi nhận tại Khoa Cấp cứu ngày 2/3, các bác sỹ tại đây cũng không thể tiến hành chụp Citi Scanner cho BN được vì chị không thể nằm. Kết quả siêu âm bụng cho BN tại đây đã phát hiện một khối u rất lớn trong ổ bụng không rõ bản chất, kèm theo nhiều dịch trong ổ bụng. BN thở khó nhọc, tay chân lạnh, thể trạng xanh. Do tình trạng trên, khoa chuyển BN lên Khoa Ngoại BV Chợ Rẫy để có hướng điều trị phù hợp…

                                                                                    Theo CAND

Các tin khác

Cán bộ thú y kiểm tra số trâu bò mắc bệnh tại xã Đồng Nghê.
Chất lượng khám, chữa bệnh của nhân dân ở thành phố Hòa Bình từng bước được nâng cao.
Tiêm ngừa cho trẻ để phòng thủy đậu.
Không có hình ảnh

10 cách chữa bệnh ít tốn kém

Chúng ta đôi lúc không tránh khỏi những lúc bệnh tật. Tuy nhiên làm thế nào vừa ít tốn kém vừa có thể trị bệnh một cách hiệu quả? Tạp chí Y học Mỹ đã đưa ra 10 cách chữa bệnh rất hiệu quả mà ít tốn tiền nhất.

Cúm A/H5N1 lại “dọa” bùng phát

Những nghiên cứu gần đây cho thấy virus cúm A/H5N1 chưa có sự biến đổi độc lực nhưng trong năm 2009, cả 5 người mắc cúm A/H5N1 đều tử vong. Điều này chứng tỏ độc lực của virus cúm A/H5N1 vẫn vô cùng nguy hiểm

LĐLĐ huyện Lạc Sơn: Xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá

(HBĐT) - Chị Trần Thị Nhạn, Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Lạc Sơn cho biết: Từ năm 2007 đến nay LĐLĐ huyện Lạc Sơn rất tích cực chủ động phát động phong trào từ bỏ không hút thuốc lá trong đội ngũ công nhân viên chức – lao động.

Ảnh hưởng của thuốc lá tới quá trình dùng thuốc chữa bệnh

Có rất nhiều người vừa uống thuốc chữa bệnh vừa hút thuốc lá. Điều này có nên không? Thuốc lá ảnh hưởng đến thuốc chữa bệnh như thế nào?

Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối và loãng xương

Phụ nữ sau mãn kinh do hiện tượng béo phì và giảm estrogen dễ mắc các bệnh như thoái hoá khớp gối và loãng xương. Không có đau nào giống đau nào, đau trong đợt tiến triển của thoái hoá khớp gối làm cản trở các hoạt động thường ngày của chị em, đau rút hai bên sườn làm các quý bà không thể ngồi lâu.

Sau Tết, cần cảnh giác với bệnh sởi ở trẻ em

Ở nước ta, sởi được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia, tuy nhiên sởi vẫn còn là lo lắng chung của nền y học nước nhà, nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ, vì dịch bệnh vẫn được được khống chế, số người nhiễm sởi hàng năm vẫn còn nhiều, biến chứng do bệnh còn cao. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt bệnh dễ phát thành dịch nhất là giai đoạn sau Tết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục