Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng đều có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê, trụy mạch và rất dễ tử vong
Vào thời điểm này, thời tiết oi bức, nắng nóng gay gắt rất dễ khiến cơ thể rơi vào tình trạng say nắng hoặc say nóng. Cũng là hậu quả do thời tiết nắng nóng gây ra nhưng say nắng và say nóng khác nhau, nếu không hiểu đúng thì việc xử trí cũng sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn.
Đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nắng nóng, đắp khăn lạnh lên trán là một việc cần làm khi say nắng. Ảnh: L.SƠN
Nhận biết
Trước hết, chúng ta cần biết say nắng và say nóng giống nhau ở chỗ đều làm cho cơ chế điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị ức chế dẫn đến tình trạng sốt cao, vã mồ hôi, mất nước, trụy mạch. Những điểm khác nhau cần phân biệt gồm:
- Say nắng thường do nạn nhân trực tiếp ở dưới ánh nắng mặt trời, bị ảnh hưởng của tia tử ngoại chiếu lên da. Triệu chứng thường gặp là nhức đầu, vã nhiều mồ hôi, mặt đỏ gay, lừ đừ, khó thở, có khi đau bụng, nôn mửa, người bứt rứt. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, sốt cao 41°C đến 42°C, mạch nhanh, sắc mặt chuyển qua tái nhợt. Khi bị nặng sẽ rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê, trụy mạch và dễ tử vong.
- Say nóng thường do tia hồng ngoại của sức nóng (hầm mỏ, lò lửa, nhà xe, nhà mái tôn, trên tàu xe chật chội, nóng bức, ánh nắng buổi chiều...) tác động lên cơ thể kéo dài. Các triệu chứng cũng như say nắng nhưng diễn tiến từ từ với mức độ nhẹ hơn.
Theo đông y, say nóng hoặc say nắng ở mức nhẹ gọi là thương thử, nếu nặng gọi là trúng thử. Đông y phân thử làm 2 loại âm thử và dương thử. Âm thử là ở trong râm mát nhưng do khí nóng quá bức mà gây bệnh (say nóng). Dương thử là trực tiếp dưới ánh nắng mà phát bệnh (say nắng).
Triệu chứng thường gặp khi bị thương thử là sốt, khát nước, đi tiểu nhiều, không ra mồ hôi hoặc ra ít mồ hôi, phiền toái bứt rứt, đau đầu, mặt đỏ, hoa mắt. Nặng thì có thể ngất, sốt cao 40°C đến 41°C, mê sảng, mạch nhanh, sắc mặt tái nhạt. Nguyên tắc điều trị chủ yếu là thanh thử, giải nhiệt.
Xử trí
Khi có nạn nhân bị thương thử, cần tiến hành những công việc sau đây:
- Đem ngay nạn nhân ra khỏi chỗ nắng, nóng, cho nằm nghỉ ở nơi thoáng mát.
- Nới rộng quần áo hoặc cởi bỏ bớt.
- Dùng khăn tẩm nước mát lạnh, đắp vùng trán, gáy, nách, lau khắp người để làm hạ thân nhiệt. Theo dõi cho đến khi thân nhiệt hạ xuống dưới 38°C.
- Cho uống nhiều nước để bù các chất điện giải, như: nước oresol, nước trà loãng (hoặc nước lọc) pha đường muối (tỉ lệ 8 g đường/1g muối).
- Nếu hôn mê phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.
Nếu bị thương thử ở mức không quá nặng, có thể dùng các bài thuốc sau: Bột sắn dây từ 20 g đến 30 g hòa với 350 ml nước sôi để nguội, thêm chút đường cho dễ uống, ngày uống 2 đến 3 lần; dùng 500 g đến 800 g ruột quả dưa hấu ép lấy nước, chia 2 đến 3 lần uống trong ngày; lá sen tươi 20 g, lá hoắc hương tươi 16 g, rễ cây lau (hoặc lá dâu tằm tươi) 16 g. Tất cả đem nấu với 1 lít nước cho đến khi còn lại chừng 600 ml, chia 2 đến 3 lần uống trong ngày; bí xanh (bí đao) 100 g đến 150 g, gọt vỏ, rửa sạch, ép lấy nước uống 1 đến 2 lần/ngày.
Kinh nghiệm dân gian cũng có cháo giải thử (giải cảm nắng) gồm gạo tẻ nấu với một trong các chất liệu: lá sen tươi, đậu xanh, bột hoặc củ sắn dây, lá hương nhu tươi; có thể thêm thịt heo nạc băm nhỏ. Ngoài ra, còn có thể nấu cháo lá sen (lá sen tươi 1 cái loại không già không non quá, rửa sạch, xắt nhỏ, sắc với 500 ml nước cho đến khi còn 200 ml, lấy nước bỏ bã; thêm 100 g gạo tẻ vào nấu thành cháo, thêm ít đường phèn và để ăn trong ngày); cháo sắn dây (16g bột sắn dây, 100 g gạo tẻ; nấu gạo tẻ thành cháo rồi hoà sắn dây vào, có thể thêm ít đường, ăn trong ngày).
Bốn biện pháp phòng ngừa
|
Theo NLĐ
Do được dùng khá thông dụng trong dân gian và mức tiêu thụ khá cao nên đã có nhiều nơi rao bán củ hà thủ ô nhưng sự thật đó là củ nâu, hoặc hà thủ ô trắng chứ không phải hà thủ ô đỏ là loại thực sự có tác dụng bồi bổ cơ thể
Phó Giáo sư - tiến sĩ Trần Minh Trường - Phó Giám đốc BV Chợ Rẫy - cảnh báo, người bị ung thư thanh quản đang có chiều hướng trẻ hoá. Một nghiên cứu tại BV Chợ Rẫy cho thấy, trước đây đa số bệnh nhân bị ung thư thanh quản nằm trong độ tuổi 60-70 thì hiện nay đã giảm xuống từ 40-60 (chiếm đến 64% số ca mắc bệnh).
Kèm theo sự tung lắc, xốc trẻ khi chơi đùa là tiếng cười như nắc nẻ ngộ nghĩnh của bé. Tuy nhiên, hãy dừng lại ngay! Vì điều này rất nguy hiểm cho não, có thể để lại những di chứng nặng nề, thậm chí tử vong...
Dịch cúm A/H5N1 trên người có nguy cơ bùng phát trở lại do ý thức phòng bệnh của người dân chưa cao l Có thể gây nên đại dịch với mức độ khó lường
Từ những ca ghép thận đầu tiên cho tới nay, Việt Nam đã thực hiện được ghép gan, ghép xương, ghép tế bào… và đang tiến tới ghép tim, ghép tụy, ghép phổi. Nhưng hiện vẫn còn nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo chưa được ghép tạng vì rất nhiều lý do. PGS-TS Đỗ Tất Cường (ảnh), chuyên gia hàng đầu về ghép tạng của Việt Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 103, đã nhận định như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo SGGP.
(HBĐT) - Là đơn vị trực thuộc Sở LĐ-TBXH, Trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội (trung tâm CBGDLĐXH) tiếp nhận hàng trăm học viên là đối tượng mắc các bệnh xã hội, đối tượng nghiện ma tuý ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh.