Viêm khớp là bệnh có biểu hiện các khớp bị sưng, đau và hạn chế hoạt động. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nguyên nhân từ thức ăn: có những loại thức ăn làm cho bệnh tăng nặng và ngược lại cũng có nhiều loại thực phẩm giúp cho bệnh giảm nhẹ. Vì vậy khi biết dùng những thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn phòng và chữa bệnh viêm khớp hiệu quả.

Những dạng viêm khớp thường gặp

Dùng thực phẩm có tác dụng phòng tránh loãng xương

Canxi là một nguyên tố chính yếu cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200mg canxi. Khi xương chắc khoẻ sẽ chống đỡ tốt với quá trình viêm mà giảm bệnh. Thức ăn chứa nhiều canxi bao gồm: sữa, các sản phẩm từ sữa, các loại rau xanh, các loại thủy hải sản như tôm, cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể. Đậu nành có hoạt chất genistein được xem như là hormon estrogen thực vật, góp phần quan trọng giúp cho xương chắc khỏe. Vận động và tắm nắng thường xuyên cũng giúp tăng tạo vitamin D giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể.

- Bệnh gút hay còn gọi là thống phong, do ăn uống các loại thức ăn có nhiều chất đạm như tim, gan, bầu dục..., uống rượu mạnh, cà phê đặc, trà đậm làm hàm lượng acid uric tăng trong máu. Tổn thương hay gặp ở các khớp ngón chân cái, bàn chân, đầu gối... và thường ở người béo.

- Viêm khớp dạng thấp: là một bệnh tự miễn dịch, hay gặp ở người trẻ nhất là phụ nữ, do phản ứng dị ứng trong cơ thể, chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay, bàn chân, cổ tay và mắt cá chân.

- Viêm xương khớp: bệnh xuất hiện vào cuối tuổi trung niên, do tiến trình lão hóa của các khớp. Đối với người già trước tuổi thì quá trình viêm xương khớp cũng xảy ra sớm hơn.

- Viêm khớp nhiễm khuẩn: thường xuất hiện sau khi mắc phải một bệnh nhiễm khuẩn như: bệnh cúm, viêm họng do tụ cầu, liên cầu, nhiễm lậu cầu...

- Viêm đốt sống: bệnh gây viêm các khớp cột sống, gây chèn ép lên các dây thần kinh và phát sinh ra chứng đau ở vùng do dây thần kinh chi phối như:  đau dọc theo cánh tay, đau thần kinh liên sườn, đau ở vùng thắt lưng; đau dây thần kinh hông to (thần kinh toạ) lan xuống mông và phía sau cẳng chân...

- Thoái hóa cột sống, các đốt xương sống bị hư tổn, chèn ép các dây thần kinh nằm giữa các đốt sống và gây đau lưng. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống có thể là do viêm nhiễm, do tư thế lao động, thường xuyên mang vác các vật nặng. Thoái hóa bản thân xương cột sống do chứng loãng xương gây ra, gặp ở người cao tuổi.

Việc điều trị các bệnh viêm khớp phải phối hợp cả dùng thuốc và chế độ luyện tập, dinh dưỡng. Trong đó chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với công tác phòng và chữa bệnh.

Thức ăn nào giúp phòng chữa bệnh viêm khớp?

Dùng các thực phẩm giàu acid béo có ích:

- Thứ nhất là acid béo omega-3: chất này có tác dụng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm giảm hẳn các triệu chứng viêm đau khớp. Một vài nghiên cứu cho thấy: nếu bệnh nhân bị viêm khớp được sử dụng dầu cá với liều  từ 2-5g/ngày, kết quả là các khớp tổn thương bớt cứng và giảm đau rõ rệt. Thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 là cá, đặc biệt là mỡ cá, các loại cá thu, cá ngừ, các trích, cá mòi, cá trống, cá hồi, tôm, cua, tảo, sinh vật phù du...

Nguồn cung cấp chất béo quý này là khá phong phú, nhưng trước khi muốn dùng bạn nên tuân theo lời khuyên của bác sĩ. Bởi bên cạnh những cái lợi do chất omega -3 mang lại, bạn cũng cần biết rằng khi dùng dầu cá liều cao sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình đông máu của cơ thể và tương tác có hại với một số loại thuốc chữa bệnh khác.

Ngoài ra omega-3 còn rất hữu ích cho thai phụ, các bà mẹ đang cho con bú, bệnh nhân tim mạch, viêm gan mạn tính, hen phế quản, bệnh thận IgA, bệnh Crohn, người cao tuổi...

- Thứ hai là acid béo omega-6 GLA (acid gamma-linolenic): có tác dụng ức chế sự sản sinh ra chất gây viêm prostaglandin. Nghiên cứu cho thấy khi dùng với liều 1-3g/ngày cho kết quả khả quan đối với bệnh viêm khớp. Omega - 6 có nhiều trong thịt động vật và hầu hết các loại dầu thực vật.

 Người ta còn thấy rằng khi ăn nhiều omega-3 (thủy hải sản) thì omega-3 thay thế omega-6 trong cấu trúc màng của tất cả các tế bào (tế bào thần kinh, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, tế bào nội mạc mạch máu, tế bào gan...). Sự cạnh tranh giữa omega-3 và omega-6 đã làm giảm hẳn các chất trung gian gây viêm, các yếu tố làm khởi phát và gây rối loạn miễn dịch. Một chế độ ăn lý tưởng nhất cho sự phát triển và hoạt động của não, cho tế bào, chức năng miễn dịch và bảo vệ của cơ thể là tỷ lệ acid béo không no omega-3/omega-6 là từ 1-3/1.

Cung cấp đầy đủ các vitamin: 

Nhờ tác dụng chống ôxy hóa của các vitamin C, D, E và beta-caroten (tiền vitamin A) có thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp. Nhiều nghiên cứu cho thấy: vitamin C và D có khả năng làm giảm bệnh viêm xương khớp, chỉ với liều nhỏ dưới 150mg vitamin C (tương đương lượng sinh tố của 2 ly cam vắt) và 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D/ngày có khả năng làm chậm hẳn sự tiến triển của bệnh viêm khớp gối. Người ta cũng đã chứng minh các thức ăn chứa nhiều vitamin E có tác dụng giảm đau chống viêm. Chất beta-caroten có nhiều trong cà rốt, cà chua, bí đỏ, rau xanh, các loại trái cây, rau củ có màu đỏ cũng có tác dụng giảm viêm khớp. Do đó bệnh nhân viêm khớp các dạng cần bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ các vitamin nói trên, ăn nhiều rau tươi và trái cây chín sẽ có tác dụng phòng và chữa bệnh hiêu quả mà không độc hại.

                                                                               Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục