Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Pasadena, California (Mỹ), vừa tạo ra những robot kích thước siêu nhỏ có khả năng đi vào mạch máu và khối u của bệnh nhân để truyền liệu pháp chữa trị nhằm vô hiệu loại gen gây ung thư. Thành công này mở ra một hướng điều trị mới cho bệnh ung thư được gọi là can thiệp gien (RNA).

RNA là tên viết tắt của Ribonucleic Acid, có vai trò chủ đạo trong việc điều trị ung thư

Trưởng nhóm nghiên cứu Mark Davis, giáo sư công nghệ hoá học và cũng là bác sĩ cố vấn cho tập đoàn dược phẩm Calando đang phát triển liệu pháp này cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên về một cơ chế hành động hiệu quả chống các bệnh về gen. Một khi các robot nano phát hiện tế bào ung thư và vào được bên trong tế bào, nó tự vỡ ra, giải phóng các RNA ngăn chặn các gen biến tế bào lành thành tế bào ung thư.

Theo ông Davis, trong giai đoạn thử nghiệm trên, những bệnh nhân mắc nhiều loại ung thư khác nhau được tiêm loại robot siêu nhỏ này bốn lần trong vòng 21 ngày.

Những mẫu tế bào ung thư ác tính được lấy từ ba bệnh nhân cho thấy các robot siêu nhỏ này đã tìm được cách chui vào trong tế bào ung thư. Và liệu pháp chữa trị do các robot này truyền đi có thể làm vô hiệu quá trình tổng hợp sinh học ADN trong khối u.

Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn phải tiếp tục nghiên cứu để liệu pháp này có thể giúp các khối u co lại và hy vọng nó sẽ an toàn tuyệt đối với tính mạng của con người.

Hiện đã có hàng chục các công ty dược phẩm và công nghệ sinh học lớn trên thế giới như Alnylam, Merck, Pfizer, Novartis và Roche… đang tìm cách sử dụng RNA để ngăn chặn các gen gây bệnh ung thư, mù màu và AIDS.

Nghiên cứu này sẽ được công bố tại Hội nghị Hội Ung thư học lâm sàng của Mỹ vào tháng 6 tới.

 

                                                                               Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tạm ngừng sử dụng văcxin Rotarix

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản yêu cầu tạm ngừng sử dụng văcxin Rotarix do Công ty GlaxoSmithKline sản xuất, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Trong khi đó, WHO không khuyến cáo thay đổi cách sử dụng văcxin này.

Thu hồi kẹo mút phát sáng vì có chứa chất cực độc gây ung thư

TS Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ y tế), cho biết: Cục đã chỉ đạo tất cả các địa phương tiến hành thu hồi sản phẩm kẹo mút phát sáng mà không cần phải tiến hành bất cứ một xét nghiệm nào, vì đó là một sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Bôi: Nỗ lực đưa dịch vụ y tế đến gần dân

(HBĐT) - Bệnh nhân có thẻ BHYT nằm viện không phải mua thuốc, vật tư y tế và không phải thu bất kỳ một khoản phí nào; cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tiếp đón người bệnh theo đúng quy trình, hướng dẫn, các bác sĩ thực hiện các kỹ thuật theo đúng tuyến phân cấp, chỉ định điều trị là ghi nhận của chúng tôi khi đến thăm Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Bôi.

Bệnh do virus gia tăng ở trẻ

Các bệnh có căn nguyên do virus như cúm gia cầm, tiêu chảy do virus, sốt xuất huyết, viêm não... ở trẻ em đang có xu hướng tăng nhiều hơn những loại bệnh do vi khuẩn. Trong khi đó, bệnh do virus vẫn chưa có thuốc đặc hiệu mà chỉ có thể điều trị triệu chứng

Vụ vaccine Rotarix có virus từ heo - Không chấp nhận tác nhân ngoại lai trong vaccine

Trước thông tin vaccine Rotarix ngừa tiêu chảy ở trẻ có virus từ heo, nhiều phụ huynh tại TPHCM đã ngưng không cho con mình uống loại vaccine này. Hôm qua, tại một số điểm tiêm chủng và bệnh viện nhi ở TPHCM đã thông báo tạm ngưng cho trẻ sử dụng vaccine trên.

Phẫu thuật miễn phí cho gần 100 trẻ em hở hàm ếch

Ngày 25-3, Giáo sư - Tiến sĩ Bùi Đức Phú, Giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế cho biết: từ ngày 15 đến 27-3, Doàn phẫu thuật nhân đạo của Tổ chức Phi chính phủ Deviemed (Cộng hòa Liên bang Đức) đã phối hợp với bác sĩ Bệnh viện T.Ư Huế tiến hành khám sàn lọc và phẫu thuật miễn phí cho gần 100 trẻ em bị sứt môi, hở hàm ếch tại Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện T.Ư Huế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục