Thuốc nào cũng phải có tên gọi riêng, tên gọi ấy thể hiện có thể là tên hóa học, tên khác (tên cùng nghĩa), tên genetic, tên biệt dược, tên thông dụng quốc tế và tên thương mại. Làm thế nào để đơn thuốc bác sĩ kê, bệnh nhân thuận tiện trong việc mua và sử dụng an toàn, hiệu quả là vấn đề cần đặt ra...

Thị trường thuốc nước ta khá phong phú với hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tên thuốc cũng từ đó như trăm hoa đua nở. Chỉ tính đến tháng 5/2005 đã có hơn 10.000 tên thuốc được đăng ký lưu hành. Thực ra con số này chưa được thống kê đầy đủ vì còn nhiều thuốc đưa vào nước ta bằng con đường tiểu ngạch, theo đơn chuyến, thuốc chưa có số đăng ký và cả các thuốc xách tay hoặc theo con đường quà tặng...

Cùng một thuốc, rất nhiều tên gọi

Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), danh mục hoạt chất (hay còn gọi là hóa dược, nguyên liệu) có khoảng 3.500 hoạt chất được đưa vào sử dụng, bao gồm cả hoạt chất dùng trong cận lâm sàng, thuốc phóng xạ, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thú y... Số hoạt chất để chế tạo thuốc sử dụng cho con người chỉ khoảng 3.000. Ngoài số thuốc đơn chất, phải kể đến các biệt dược, là thuốc được bào chế đặc biệt, gọi là đặc chế cũng không nhiều. Đó là những thuốc có cấu tạo hóa học, công thức, thành phần kỹ thuật bào chế mới và đặc thù để có dược lực, dược lý, sinh khả dụng với các dạng bào chế thích hợp. Ví dụ: sildonafil với biệt dược viagra, oseitamivir với biệt dược tamiflu, paracetamol với biệt dược efferalgan sủi bọt, rodogyl thuốc dùng cho nhiễm khuẩn răng miệng phối hợp giữa spiramycin và metronidazol.

Song ở nước ta lại khác. Rất nhiều tên thuốc mới được đặt cho những thuốc thông dụng. Chỉ lấy riêng một thuốc paracetamol đã có mấy chục tên mới như acemol, actadol, anadol antigrip đến pacemol, ratadol, tiphadol... và rất nhiều thuốc đơn chất khác cũng với những tên thuốc mới  như thế! Mỗi doanh nghiệp đều muốn sản phẩm của mình được mang một thương hiệu mới, đấy là chưa kể việc đổi tên khác và một hoạt chất mang vài tên khác nhau.

Thuốc hạ nhiệt giảm đau paracetamol có rất nhiều tên thương mại.

Vấn đề đặt tên và viết tên

Đặt tên thuốc với một biệt dược cũng cần tôn trọng một số qui tắc như mang tính biểu trưng, dễ phát âm, dễ nhớ, không ghép quá nhiều âm tiết, tránh những chữ viết tắt hoặc con số. Chẳng hạn như những cái tên quá dài: kwangmiunglenasin (levofloxacin), descongastionante nasal (naphazolin) người sử dụng sẽ rất vất vả khi đọc hoặc nhớ. Các thuốc đông dược nên đặt tên như thế nào cho phù hợp với đặc trưng của dạng thuốc đó như: Bổ phế chỉ khái lộ cũng là một tên hay hơn là dưới một tên tân dược lắp ghép.

Viết tên thuốc: đây là một vấn đề lớn, không còn giới hạn ở tên thuốc, nói rộng ra là danh pháp hóa học. Hẳn nhiều người còn nhớ từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước dưới sự chỉ đạo của Ủy ban khoa học kỹ thuật nhà nước, các nhà khoa học đã đưa ra dự thảo danh pháp hóa học Việt Nam, biểu thị sự độc lập,  tự chủ. Qua gần nửa thế kỷ, từ giảng dạy, biên soạn sách vở đến nhãn thuốc, đơn thuốc... mỗi nơi, mỗi chỗ người ta lại viết một cách khác nhau. Người thì viết nguyên danh từ gốc, người thì phiên âm có đổi, có bớt cả chữ và âm tiết, người thì phiên âm Việt ngữ hoàn toàn. Ví dụ: muối chlorhydrat viết là clohydrat (bỏ h và r), vaccin viết là vacxin, iod viết là iot, acid viết là axit hoặc axid... và nhiều cách viết khác. Điều này gây khó khăn, dễ nhầm lẫn trong việc tra cứu.

Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là việc các đơn thuốc viết ngoáy, ám hiệu, viết sai, viết tên thương mại, không viết tên thông dụng (INN), rất dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh. Trong khi đó, yêu cầu cơ bản của đơn thuốc là viết rõ chữ và dễ đọc, không viết tên thương mại của thuốc.

Tên thuốc hay nói rộng ra là danh pháp hóa học, hiện nay đã trở thành một vấn đề cần được xem xét, bàn luận và qui định thật cụ thể.

Một số ý kiến đóng góp

Không nên đặt ra quá nhiều tên thương mại vì dễ gây rối loạn trong quản lý, sử dụng nếu thuốc đó đã nằm trong hệ thống thuốc thông dụng.

Tạo thuận lợi cho người sử dụng, đặc biệt với thầy thuốc khi kê đơn, cần luôn luôn dùng tên thuốc thông dụng. Tên thương mại chỉ dùng với lý do riêng biệt và thêm vào nếu thấy cần thiết. Bởi tên thương mại quá nhiều, không thể cập nhật hay thay đổi. Mặt khác lại có thể dễ trùng tên mà có thể mang 2 hoạt chất khác nhau. Xin ghi lại nguyên văn hướng dẫn trong việc kê đơn in trong Dược thư của WHO xuất bản năm 2004: The international nonproprietary name of the drug should always be used (tên thông dụng quốc tế về thuốc luôn luôn được sử dụng).

Để tránh những trục trặc và sai sót đáng tiếc trong việc viết đơn thuốc và danh pháp hóa học, các cơ quan chức năng có thẩm quyền của các ngành cần nghiên cứu, xem xét có hướng dẫn sớm, tạo sự nhất quán trong vấn đề này.    

                                                                               Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục