Chiều 31-3, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người, TS Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường, cho biết, hiện nay mặc dù đại dịch cúm A/H1N1 ở Việt Nam không còn ghi nhận những ổ dịch lớn nhưng vẫn xuất hiện các ca mắc lẻ tẻ. Đáng chú ý, qua 15 điểm giám sát trọng điểm cúm trên cả nước cho thấy đang có sự thay đổi đáng kể, có tới 80% số ca nhiễm cúm được xác định cúm B, còn lại là cúm A/H1N1. Trong khi đó vào dịp cao điểm cuối năm ngoái tỷ lệ nhiễm cúm A/H1N1 trong cộng đồng qua giám sát lên tới trên 85%.

Đối với dịch cúm gia cầm và cúm A/H5N1 trên người, cho tới thời điểm này, cả nước vẫn còn 3 tỉnh có cúm gia cầm chưa qua 21 ngày. Hơn nữa, theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, Ai Cập và Việt Nam vẫn là 2 quốc gia có ghi nhận các trường hợp lẻ tẻ mắc cúm A/H5N1 ở người.

Tại cuộc họp, đại diện Cục Thú y cho biết, qua giám sát sự lưu hành virus cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm, thủy cầm cho thấy, có khoảng 1,64% - 2,6% đàn gia cầm, thủy cầm có lưu hành loại virus này. Nguy hiểm hơn là đang xuất hiện tình trạng “lành mang virus”, có nghĩa là gia cầm, thủy cầm bị nhiễm virus H5N1 nhưng không có biểu hiện nhiễm bệnh, khiến việc kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm này trên người, cũng như gia cầm rất khó khăn.

 

                                                                  Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Rau muống có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc của nấm độc, cá, thịt độc, khuẩn độc, hoặc độc chất do côn trùng
Cán bộ Trạm y tế xã Mông Hóa tuyên truyền kiến thức chăm sóc SKSS cho chị em phụ nữ.
Không có hình ảnh

Bệnh da mùa nóng

Vào những ngày nắng nóng, có ba tác nhân thường gây bệnh ở da: ánh nắng, không khí nóng ẩm, vệ sinh cá nhân kém. Các bệnh thường gặp trong điều kiện này đa phần dễ nhận biết và cũng dễ phòng ngừa

Kiểm tra bếp ăn, căng tin trong trường học

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản yêu cầu các trường tăng cường kiểm tra bếp ăn tập thể, căng tin trong trường học, nhằm hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.

Cảnh báo sốc phản vệ ở trẻ em

Bệnh rất nguy hiểm nhưng qua những khảo sát mới vừa được công bố do các bác sỹ Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM cho biết, việc điều trị cho trẻ sốc phản vệ có tiền sử bị phản ứng dị ứng thức ăn còn chưa được coi trọng đúng mức, đặc biệt là trong việc sử dụng thuốc còn chưa đúng phương pháp.

Hồi chuông cảnh báo về ngộ độc Paraquat!

Paraquat (thường có tên thương mại là Gramoxone), loại hóa chất diệt cỏ cực độc đã bị cấm ở châu Âu, lại đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta, có thể trở thành chất “giết người” vô cùng nguy hiểm khi trong phút chốc buồn chán hoặc giận dữ người ta tìm đến nó. Chỉ một ngụm nhỏ, cho dù được cấp cứu sớm và huy động nhiều biện pháp điều trị, nguy cơ tử vong cũng rất cao. Thế nhưng việc quản lý hóa chất này quá lỏng lẻo, có nhữung ca tử vong rất đau lòng, tuổi còn rất trẻ 13, 14… và cũng có cụ trên 70 tuổi

Để tránh trục trặc và sai sót khi sử dụng thuốc

Thuốc nào cũng phải có tên gọi riêng, tên gọi ấy thể hiện có thể là tên hóa học, tên khác (tên cùng nghĩa), tên genetic, tên biệt dược, tên thông dụng quốc tế và tên thương mại. Làm thế nào để đơn thuốc bác sĩ kê, bệnh nhân thuận tiện trong việc mua và sử dụng an toàn, hiệu quả là vấn đề cần đặt ra...

Báo động bệnh loãng xương

Theo tổ chức y tế thế giới, loãng xương (LX) là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây nên bệnh tật, chỉ sau bệnh tim mạch. Tại Việt Nam, ước tính có 2,5 triệu người bị LX và có trên 150.000 trường hợp bị gãy xương do LX. Đến năm 2050, ước tính toàn thế giứoi sẽ có tới 6,3 triệu trường hiựp gãy cổ xương đùi do LX và châu Á chiếm 51%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục