Một chế độ ăn uống cân bằng thôi thì chưa đủ. Bạn cần chú ý tránh sai lầm và sự dư thừa trong chế độ ăn của mình. 12 lời khuyên sau sẽ giúp bạn tránh những vấn đề không có lợi cho sức khoẻ.
1. Các bữa ăn hàng ngày càng nhẹ nhàng càng tốt, nhưng cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả gia đình.
2. Mặc dù sự dư thừa chất béo gây rất nhiều điều phiền toái nhưng cũng đừng “tẩy chay” chúng. Trên thực tế, chất béo có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn và sự ngon miệng. Vì thế, hãy ăn vừa phải các loại bơ, dầu thực vật…
3. Bổ sung các loại trái cây và rau xanh vào tất cả các bữa ăn trong ngày của bạn.
4. Ăn nhiều bánh mỳ (không phải bánh mỳ trắng). Vì thực tế, hàm lượng calo có trong bánh mì lớn hơn rất nhiều lần so với gạo.
5. Ăn nhiều rau đậu (đậu cô – ve, đậu ván, đậu Hà Lan…)
6. Hạn chế ăn bánh mứt, kẹo.
7. Giảm bớt các đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ trong khẩu phần ăn hàng ngày.
8. Dùng sữa và các chế phẩm từ sữa trong bữa sáng. Bởi đây là cách bổ sung canxi cho cơ thể hữu hiệu nhất đối với tất cả mọi lứa tuổi.
9. Hạn chế ăn pho - mát, thay vào đó, hãy thử một vài món mới xem sao.
10. Ăn từ tốn và nhất thiết phải quy định khoảng thời gian nhất định, rõ ràng cho các bữa ăn trong ngày.
11. Uống nước bất cứ khi nào có thể, kể cả khi không thấy khát.
12. Hãy tránh xa rượu và các đồ uống có cồn khác, bạn có thể sẽ thấy ngạc nhiên bởi 1g đồ uống có cồn “đắp” vào cơ thể bạn 7calo.
Theo DanTri
(HBĐT) - "Xã Mông Hóa cách trung tâm huyện Kỳ Sơn gần 5 km. Đây là một xã đông dân với 5076 khẩu, địa bàn rộng nhưng giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân của Trạm y tế không hề dễ dàng". Chị Nguyễn Thị Thảo, cán bộ y tế xã chia sẻ.
Trước thông tin Trung Quốc cấm dùng hộp xốp để đựng thức ăn sau khi phát hiện có chứa chất gây ung thư, hôm qua 30-3, ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ thực phẩm - Bộ Y tế, cho biết đã đề nghị các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ.
Vào những ngày nắng nóng, có ba tác nhân thường gây bệnh ở da: ánh nắng, không khí nóng ẩm, vệ sinh cá nhân kém. Các bệnh thường gặp trong điều kiện này đa phần dễ nhận biết và cũng dễ phòng ngừa
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản yêu cầu các trường tăng cường kiểm tra bếp ăn tập thể, căng tin trong trường học, nhằm hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.
Bệnh rất nguy hiểm nhưng qua những khảo sát mới vừa được công bố do các bác sỹ Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM cho biết, việc điều trị cho trẻ sốc phản vệ có tiền sử bị phản ứng dị ứng thức ăn còn chưa được coi trọng đúng mức, đặc biệt là trong việc sử dụng thuốc còn chưa đúng phương pháp.
Paraquat (thường có tên thương mại là Gramoxone), loại hóa chất diệt cỏ cực độc đã bị cấm ở châu Âu, lại đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta, có thể trở thành chất “giết người” vô cùng nguy hiểm khi trong phút chốc buồn chán hoặc giận dữ người ta tìm đến nó. Chỉ một ngụm nhỏ, cho dù được cấp cứu sớm và huy động nhiều biện pháp điều trị, nguy cơ tử vong cũng rất cao. Thế nhưng việc quản lý hóa chất này quá lỏng lẻo, có nhữung ca tử vong rất đau lòng, tuổi còn rất trẻ 13, 14… và cũng có cụ trên 70 tuổi