Theo số liệu mới nhất của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tỷ lệ học sinh bị cận thị là 26,14% và gia tăng nhanh theo cấp học.

Khám ra... bệnh

Bác sĩ Trịnh Thị Bích Ngọc, Phó giám đốc BV Mắt Hà Nội cho biết: Năm 2009, bệnh viện đã tổ chức khảo sát tình trạng mắt học sinh trên 16.000 học sinh tiểu học, THCS, THPT, tỷ lệ học sinh cận thị ở bậc tiểu học là 20%, THCS 30% và cao nhất là bậc THPT chiếm trên 50%. Các yếu tố ảnh hưởng đến mắt của học sinh có nhiều, nhưng hai yếu tố nguy cơ chủ yếu gây cong vẹo cột sống (CVCS) là tư thế ngồi sai và bàn ghế không phù hợp với tầm vóc học sinh.

 Bệnh học đường gia tăng cũng là nguyên nhân do bàn học không đúng chuẩn.

Giám đốc Công ty cổ phần Thiết bị trường học Việt Nam Lê Anh Dũng, người đã dành gần 20 năm đi tìm giải pháp công nghệ để học sinh được học tập với bàn ghế phù hợp, thì các tiêu chuẩn về bàn ghế học sinh mới tập trung giải quyết về mặt thông số, kích thước. Mặc dù chỉ là những tiêu chuẩn rất giản đơn nhưng trên thực tế chúng cũng không được tuân thủ đầy đủ. Khảo sát của đề tài cho thấy, đa số bàn ghế trong các trường được tìm hiểu không đạt các kích thước chức năng theo tiêu chuẩn TCVN 7490:2005 và chưa bố trí được như TCVN 7491:2005 yêu cầu. Ông Dũng khẳng định: Hiện nay, cấu trúc của bàn liền ghế không phù hợp với chương trình đổi mới trong giáo dục, là dạy học tích cực, tăng cường học nhóm và tự học, phát huy tính chủ động cá nhân. Do bàn ghế liền nên độ xa gần không điều chỉnh được... Thực tế nghiên cứu tại trường Tiểu học Tây Mỗ, Hà Nội cho thấy: Khi để mặt bàn phẳng học sinh ngồi gục đầu nhiều hơn, nhưng khi điều chỉnh mặt bàn nghiêng học sinh ngồi ngay ngắn hơn. Mặt bàn phẳng cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến cột sống C5 và C6 bị chèn ép, làm tổn thương dây thần kinh điều khiển hệ vận động, làm rối loạn chức năng vận động của tim, phổi, mắt và một số bộ phận khác...

Hạn chế như thế nào?

Thầy giáo Vũ Trọng Khang, Hiệu trưởng trường THCS Kim Giang, Hà Nội  cho rằng, nguyên nhân gây tỷ lệ học sinh bị cận thị, CVCS không chỉ như theo suy nghĩ của các bậc cha mẹ học sinh là do chương trình học quá tải, học sinh phải học nhiều mà còn phải tính đến chuẩn bàn ghế phù hợp với các em. Với học sinh bán trú, bàn ghế vừa để học nhưng cũng vừa để làm giường ngủ trưa. Cần phải nghiên cứu để sản xuất những bộ bàn ghế "hai trong một" vừa đảm bảo tư thế ngồi hợp lý vừa phòng tránh mệt mỏi, từ đó có hiệu suất cao trong học tập.

Ông Phạm Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học - đồ chơi trẻ em, Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ đang phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Y tế đưa ra chuẩn về thiết kế phòng học, bàn ghế, bảng viết, ánh sáng... Tuy nhiên, một số chuẩn khi đưa vào áp dụng thực tế chưa phù hợp. Tiêu chuẩn bàn ghế bất cập ở chỗ chưa có quy định bàn ghế cho từng nhóm tuổi học sinh, đặc biệt là quy định chuẩn bàn ghế theo thể trạng học sinh. Hiện tại, phần lớn các trường tiểu học vẫn đang sử dụng chung một loại bàn ghế cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, thậm chí là dùng chung cho cả học sinh tiểu học và THCS.

Hiện nay, cũng không thể phủ nhận thực tế là do học sinh quá đông (nhất là ở các trường có uy tín), thời gian học dày đặc nên giáo viên rất khó uốn nắn được tư thế ngồi học chuẩn cho từng học sinh. Bên cạnh đó, khi trẻ ở nhà, nhiều phụ huynh cũng chưa quan tâm đến tư thế ngồi học, hay đọc sách, xem tivi của con cũng là tạo cơ hội cho các tật khúc xạ, CVCS tăng nhanh. Vì thế, để rèn thói quen có một tư thế ngồi học đúng là điều không mấy dễ dàng.

                                                                          Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh

Ứng dụng kỹ thuật chuyên sâu trong khám, chữa bệnh cho trẻ em

Những năm gần đây, khi các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch được khống chế, đẩy lùi thì các căn bệnh không lây nhiễm (tim mạch, ung thư, thận) có chiều hướng gia tăng.

Tái tạo da cho người bị phỏng

Các nhà khoa học Úc tại Đại học Sydney, Bệnh viện Concord và Quỹ Phỏng Sydney đang nghiên cứu phương pháp tái tạo da mới cho người bị phỏng nặng. Họ hy vọng bắt đầu thử nghiệm trên động vật trong năm nay

Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tổ chức 85 buổi chiếu phim truyền thông chăm sóc SKSS

(HBĐT) - Quý I, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh đã tổ chức 85 buổi chiếu phim với nội dung truyền thông chăm sóc SKSS tại 6 huyện can thiệp: Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Lương Sơn, Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc. Hoạt động trình chiếu được ưu tiên cho vùng đặc biệt khó khăn.

Ngày càng nhiều người trẻ phải chạy thận nhân tạo

Đang ở lứa tuổi "bẽ gãy sừng trâu", nhưng nhiều người trẻ lại phải gắn chặt mình với chiếc máy chạy thận do bị suy thận nặng. Đáng nói, bệnh suy thận ở người trẻ thường phát hiện khi ở giai đoạn muộn do diễn tiến bệnh âm thầm.

Cuba điều chế thành công thuốc điều trị ung thư từ nọc độc bò cạp xanh

Chủ tịch Công ty dược phẩm Labiofam của Cuba, ông José Antonio Fraga cho biết các nhà khoa học của công ty đã bào chế thành công thuốc Ecoazul điều trị ung thư từ nọc độc bọ cạp xanh. Quá trình thử nghiệm tiềm lâm sàng của sản phẩm này tại Cuba, Venezuela, Italia, Tây Ban Nha và Pháp đã đem lại kết quả rất khả quan.

Làng tê tê say say: Mong lắm những tấm lòng hảo tâm

(HBĐT) - Kể từ ngày bùng phát bệnh tê tê say say vào tháng 9 – 2006 đến nay đã gần 4 năm trôi qua nhưng những người dân ở xóm Cành – xã Bình Chân (Lạc Sơn – Hoà Bình) vẫn không khỏi hoang mang lo lắng, đời sống của người dân đã bị đảo lộn nhất là những gia đình có người mắc bệnh tê tê say say. Họ mong lắm những tấm lòng hảo tâm và sự quan tâm hơn nữa từ các cấp, các ngành để người dân sớm ổn định tư tưởng và sản xuất

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục