Hoắc hương, tên khoa học là Poyostemon cablin (Bl) Benth. Bộ phận dùng làm thuốc của hoắc hương là cả cây, nhất là lá, thu hái khi trời khô ráo, loại bỏ lá sâu hay lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hay sấy ở nhiệt độ 40-45oC đến khô. Có thể cất tinh dầu từ lá tươi để dùng.

Theo đông y, lá hoắc hương có vị cay, the, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng giải cảm, sát khuẩn, chống nôn, giảm đau.

Tuệ Tĩnh đã dùng hoắc hương 8g, phối hợp với trần bì 8g, gừng sống 3 lát, sắc uống chữa đau bụng, nôn mửa, ợ hơi, tiêu hóa kém.

Hải Thượng Lãn Ông đã dùng bài thuốc "Hoắc hương bách giải hoàn" để phòng và điều trị bệnh sốt rét, đau bụng, thổ tả, cảm nóng bệnh gồm hoắc hương 120g, hương phụ 100g, lá sung 120g, nam mộc hương 120g, ngũ gia bì 80g, lá gắm 80g, long đởm thảo 40g, bách thảo sương 40g, hạt cau 40g, thương truật 40g, can khương 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán bột, ray mịn, trộn với nước đậu xanh quấy thành hồ làm viên bằng đầu ngón tay. Mỗi lần uống 3-5 viên với nước sắc gừng và hành để trị sốt rét cơn, cảm nóng lạnh; với nước cơm trị tiêu chảy; uống với nước đun sôi để nguội trị đau bụng, thổ tả.

Bột "Hoắc hương chính khí" chữa cảm mạo, sốt, ăn không tiêu, đau bụng gồm: hoắc hương 15g, lá tía tô 10g, thương truật 8g, trần bì 5g, cam thảo 3g, đại táo 4 quả, phục linh 6g, hậu phác 3g. Người lớn uống mỗi lần 8-10g, ngày 2-5 lần. Trẻ em dưới 1 tuổi không được dùng; 2-3 tuổi, mỗi lần 2g; 4-7 tuổi mỗi lần 3g; 8-10 tuổi mỗi lần 4g.

Viên "Thiên kim bất hoán hoàn" chữa sốt rét, cảm cúm, đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Hoắc hương cả cành lá; hậu phác tẩm nước gừng một đêm (sao); thương truật tẩm nước gạo một đêm (sao); hương phụ tẩm muối, dấm, rượu đồng tiện (sao); bán hạ ngâm nước gừng một ngày đêm (sao); trần bì, thanh bì, bỏ lớp trắng ở trong (sao); thảo quả nước bỏ vỏ; hạt cau, cam thảo. Các vị đều bằng nhau, tán nhỏ luyện với hồ, viên bằng ngón tay út, mỗi lần uống 3 viên với nước sắc gừng.

Kinh nghiệm dân gian dùng hoắc hương trong những trường hợp sau:

Chữa ăn không tiêu, sôi bụng, đau bụng: hoắc hương 12g, thạch xương bồ 12g, hoa đại 12g, vỏ bưởi đào (sao cháy) 6g. Tất cả tán thành bột trộn đều. Mỗi lần uống 2g với nước chè nóng trước bữa ăn nửa giờ. Ngày uống 3 lần.

Chữa tiêu chảy: hoắc hương 12g; nụ sim 8g, sao; đậu ván trắng 8g; sa nhân 8g, mộc hương 8g, cát căn 12g; cam thảo 4g; vỏ rộp ổi 8g; gừng nướng 3 lát. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa cảm, sốt, ho, đau nhức: hoắc hương 6g, tía tô 6g, hương nhu 6g, lá chanh 8g, cam thảo đất 8g, chua me đất 10g, gừng 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa thổ tả: hoắc hương, hậu phác, cam thảo, sa nhân, mộc hương, thương truật, trần bì, các vị lượng bằng nhau, sắc nước uống.

Chữa phát ban: hoắc hương, hậu phác, trần bì, bồ bồ (nướng), mỗi vị 50g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Mỗi lần uống nửa thìa cà phê.

                                                                                   Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Bình quân mỗi ngày có khoảng 8-10 trẻ em vào điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh.
Tía tô.

Cải thiện và phòng tránh tật khúc xạ ở trẻ

Nhìn chung mắt có tật khúc xạ là mắt có thị lực kém và trẻ thường biểu hiện bằng nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có thể có nhức đầu, nhức mắt... Trong lớp học, trẻ không nhìn rõ trên bảng, hay cúi đầu lại gần sách để nhìn cho rõ, hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ, ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Những trường hợp này cần được phát hiện sớm và có phương hướng điều trị thích hợp.

Xơ vữa động mạch ở người cao tuổi

Bệnh xơ vữa động mạch (atherosclrosis) là bệnh do động mạch bị xơ cứng và nhỏ hẹp hơn bình thường, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào trong cơ thể và là nguyên nhân chính gây đột quỵ (rối loạn tuần hoàn não), cơn đau tim và thiểu năng tuần hoàn ở cẳng chân. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

Bệnh học đường gia tăng: Học quá tải, bàn ghế sai tiêu chuẩn!

Theo số liệu mới nhất của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tỷ lệ học sinh bị cận thị là 26,14% và gia tăng nhanh theo cấp học.

4 bước để có món rán “bổ lành”

Học những bí mật để có món rán tốt cho sức khỏe bằng cách ghi nhớ và áp dụng từng bước và các nguyên tắc sau.

Bí mật về hình dáng của chiếc bụng bầu

Chiếc bụng bầu của bạn đang có hình dáng như thế nào: hình quả táo, quả lê, hình cây cần tây hay cây hoa lơ và những bí mật xung quanh hình dáng này cũng thú vị lắm đấy!

Những điều không nên làm vào cuối tuần

Cuối tuần đã tới và bạn muốn được xả hơi, chuẩn bị cho tuần làm việc hiệu quả tiếp theo. Có thể bạn sẽ có một ngày cuối tuần yên bình nhưng cũng có thể vướng phải những “cạm bẫy”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục