Nguy cơ tử vong ở những người đột quỵ do tắc động mạch não có thể lên tới 90% nếu không được điều trị kịp thời. Một số trường hợp có thể qua khỏi cơn nguy kịch nhưng lại phải gánh chịu di chứng nặng nề. Điều đáng lưu tâm là hiện nay, tắc động mạch não không chỉ thường thấy ở người cao tuổi mà xu hướng trẻ hóa bệnh đang ngày một gia tăng. Một phương pháp điều trị mới đang được ứng dụng tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai trở thành hy vọng cho người bệnh và mang đến một cách nhìn mới cho các thầy thuốc trước căn bệnh này.

Chạy đua với thời gian

Không bị tăng huyết áp, không đái tháo đường, chỉ mới ở tuổi 48 nên ông Trần Văn B. (Cẩm Giàng - Hưng Yên) khá tự tin với sức khỏe của mình. Đột nhiên ông B có dấu hiệu liệt nửa người bên phải và không nói được. Ngay lập tức bệnh nhân được gia đình nhanh chóng đưa đến Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai sau 55 phút khởi phát bệnh. Các bác sĩ cho biết, khi vào khoa, tình trạng của bệnh nhân rất nguy kịch, bệnh nhân hôn mê, không nói được, liệt hoàn toàn nửa người bên phải. Ngay lập tức, ông B. được khám và tiến hành làm các xét nghiệm máu, chụp CT sọ não. Đây là trường hợp nhồi máu não do tắc động mạch não giữa giờ thứ nhất. Đúng vào thời điểm này, Khoa Cấp cứu bắt đầu ứng dụng phương pháp mới nhất điều trị tắc mạch máu não bằng thuốc tiêu sợi huyết. May mắn hơn nữa là bệnh nhân đã đến viện kịp thời, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn lựa chọn để dùng thuốc tiêu sợi huyết theo quy trình điều trị chuẩn. Sau hai tuần điều trị, ông B. thoát khỏi bàn tay tử thần và dần hồi phục hoàn toàn, trở lại cuộc sống bình thường.

ThS. Mai Duy Tôn, người trực tiếp học hỏi và ứng dụng phương pháp điều trị mới này cho biết, có rất nhiều nguy cơ dẫn đến tắc mạch máu não. Đó là tuổi cao, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch (đặc biệt rung nhĩ), hút thuốc lá, nghiện rượu, béo phì, đái tháo đường, hẹp động mạch cảnh... Để có cơ may được điều trị hiệu quả, người bệnh cần nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh như: Đột ngột yếu hoặc tê bì mặt, tay hoặc chân, đặc biệt hay xảy ra ở một bên của cơ thể; Đột ngột rối loạn ý thức; Có bất thường về lời nói hoặc hiểu lời nói; Chóng mặt hoặc mất thăng bằng; Đau đầu dữ dội xảy ra đột ngột mà không rõ căn nguyên.

Đột phá trong điều trị tai biến mạch máu não

Theo các chuyên gia hồi sức cấp cứu và tim mạch, hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong thứ 2 sau các bệnh lý tim mạch. Bệnh nhân không chỉ là người cao tuổi mà ngày một trẻ hóa. Bản chất của nhồi máu não là do giảm đột ngột lượng máu đến não, có thể do tắc nghẽn hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn mạch máu do cục máu đông, làm cho tế bào não không được tưới máu, không được nuôi dưỡng, làm giảm ôxy... Quá trình này nếu kéo dài sẽ làm tổn thương tế bào não, thậm chí làm chết tế bào và gây ra các hậu quả mà biểu hiện bằng các dấu hiệu khi ta quan sát, tiếp xúc với người bệnh như đột ngột liệt một bên tay, chân, nói ngọng, nói khó, không nói được, không thể nhận biết được bản thân và người xung quanh.

Theo ThS. Mai Duy Tôn, cùng với các biện pháp cấp cứu, điều trị bệnh triệt để nhất hiện nay là dùng thuốc tiêu sợi huyết sớm trong vòng 3 giờ đầu kể từ khi có triệu chứng đầu tiên, nếu bệnh nhân đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chỉ định và không có các chống chỉ định. Đây là một phương pháp điều trị mới đang được áp dụng tại một số bệnh viện ở phía Nam, còn tại miền Bắc, phương pháp này cũng đang được áp dụng điều trị tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân khi có chỉ định dùng thuốc sẽ được truyền trong vòng 1 giờ, trong thời gian dùng thuốc và sau dùng thuốc, bệnh nhân sẽ được chăm sóc và theo dõi sát tại các đơn vị hồi sức.

Theo kết quả công bố của rất nhiều nước trên thế giới cho thấy, những bệnh nhân được dùng thuốc làm tan cục máu đông này đã mang lại kết quả rất tốt và an toàn cho bệnh nhân.
 
                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Khi trẻ được 2 tuổi phải được chải bằng kem chải răng có fluor
Không có hình ảnh

Cải thiện và phòng tránh tật khúc xạ ở trẻ

Nhìn chung mắt có tật khúc xạ là mắt có thị lực kém và trẻ thường biểu hiện bằng nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có thể có nhức đầu, nhức mắt... Trong lớp học, trẻ không nhìn rõ trên bảng, hay cúi đầu lại gần sách để nhìn cho rõ, hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ, ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Những trường hợp này cần được phát hiện sớm và có phương hướng điều trị thích hợp.

Các loại đậu không phải là thực phẩm gây béo

Một công trình nghiên cứu của Trường đại học Michigan, Hoa Kỳ, đã cho biết một số thông tin đáng ngạc nhiên về các loại đậu cũng như giá trị dinh dưỡng của chúng. Từ lâu, các loại đậu vẫn được xem là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, và vì thế mà chúng được xếp vào nhóm thực phẩm gây béo. Tuy nhiên, sau khi được nghiên cứu kỹ càng hơn, quan điểm này đã thay đổi.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè

(HBĐT) - Bước vào mùa hè, thời tiết nắng nóng dễ nảy sinh nhiều loại bệnh, nhất là các bệnh lây qua đường tiêu hoá như tiêu chảy, tả, lỵ thương hàn…; các bệnh lây truyền qua vectơ như viêm não vi rút, sốt xuất huyết, các bệnh về đường hô hấp, có những bệnh trước chỉ xuất hiện vào mùa đông xuân nhưng nay có cả ở mùa hè như cúm A H1N1, H5N1. Mùa hè cũng là mùa dễ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nguồn nước nên nguy cơ phát sinh dịch bệnh tăng cao.

Tía tô trừ đờm, trị ho

Tía tô còn gọi tử tô, cần phân (Dao), phằn cưa (Tày), hom tô (Thái). Tên khoa học: Perilla ocymoides L., họ Hoa môi (Lamiaceae).

Cải thiện và phòng tránh tật khúc xạ ở trẻ

Nhìn chung mắt có tật khúc xạ là mắt có thị lực kém và trẻ thường biểu hiện bằng nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có thể có nhức đầu, nhức mắt... Trong lớp học, trẻ không nhìn rõ trên bảng, hay cúi đầu lại gần sách để nhìn cho rõ, hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ, ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Những trường hợp này cần được phát hiện sớm và có phương hướng điều trị thích hợp.

Xơ vữa động mạch ở người cao tuổi

Bệnh xơ vữa động mạch (atherosclrosis) là bệnh do động mạch bị xơ cứng và nhỏ hẹp hơn bình thường, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào trong cơ thể và là nguyên nhân chính gây đột quỵ (rối loạn tuần hoàn não), cơn đau tim và thiểu năng tuần hoàn ở cẳng chân. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục