Dị ứng thức ăn là triệu chứng của việc hệ miễn dịch phản ứng do ăn phải những thực phẩm không hợp với cơ thể. Khi xảy ra dị ứng, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sinh ra các kháng thể như kháng thể globulin E (GLE) để chống lại những tác nhân gây ra dị ứng. Kháng thể Gle cùng với hệ thống miễn dịch tiết ra chất hóa học được gọi là histamin đi vào trong máu. Nó chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở, và thậm chí là gây sốc.

Các triệu chứng của dị ứng thức ăn - Sổ mũi (có chảy mũi), chảy nước mắt, hắt hơi và khò khè.

- Ho nhiều (ho mạn tính).

- Thâm quầng mắt.

- Thường xuyên bị nhiễm lạnh.

- Thường xuyên phát ban trên da (chàm bội nhiễm, nổi ban hoặc viêm thanh quản).

- Ho vào ban đêm và nghẹt mũi vào buổi sáng.

- Tiêu chảy, đau bụng.

- Đầy bụng.

- Mệt mỏi, đau đầu.

Những loại thực phẩm thường gây dị ứng

- Lòng trắng trứng.

- Trái cây họ cam quýt.

- Cà chua.

- Trứng cá, tôm.

- Các loại hạt.

- Sô-cô-la.

- Động vật có vỏ sò (trai, sò, vẹm, cua , tôm).

- Ngũ cốc có chứa gluten (lúa mì, mạch đen, yến mạch và lúa mạch).

- Dioxyt lưu huỳnh và sulphit (các chất bảo quản thường sử dụng trong một số thức ăn và đồ uống).

- Cần tây.

Các thức ăn nên tránh

Có một số loại thức ăn bạn nên tránh cho em bé ăn trước một độ tuổi nhất định, để tránh làm tăng nguy cơ bị dị ứng khi mà hệ miễn dịch của bé còn đang phát triển:

Gluten (trước 6 tháng): đây là một loại đạm có trong hạt ngũ cốc như: lúa mì, mạch đen, lúa mạch và yến mạch. Bạn nên tránh cho em bé ăn các thứ này trong 6 tháng đầu. Hãy xem kỹ các nhãn thức ăn có ghi dòng chữ “không chứa gluten”.

Cá (trước 6 tháng): cá có thể gây dị ứng ở một số trẻ, cho nên tốt nhất là không cho em bé của bạn ăn cá trước khi bé được 6 tháng tuổi. Khi em bé đã được 6 tháng tuổi thì cá có thể là một phần của chế độ ăn cân bằng.

Đậu phộng và các thức chứa đậu phộng: là món ăn không nên cho em bé trong gia đình có tiền sử bị dị ứng ăn cho đến khi em bé ít nhất được 3 tuổi. Nếu không có vấn đề gì khác thì các em bé có thể ăn các loại thức ăn trên từ 6 tháng tuổi trở lên. Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn bất kể loại thức ăn có chứa hạt nào, vì các loại thức ăn này sẽ dễ làm trẻ nghẹt thở.

 Các tế bào mast cell phóng thích histamin.

Xử trí khi trẻ bị dị ứng thức ăn

Nếu bạn nghĩ trẻ bị dị ứng thức ăn thì hãy gặp bác sĩ để chẩn đoán bệnh và có được lời khuyên hợp lý. Nhờ có luật dán nhãn sản phẩm ăn uống, bạn sẽ dễ dàng hơn khi quyết định bạn có thể và không thể cho con ăn cái gì.

Nhưng chắc chắn là đối phó với hiện tượng dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn ban đầu có thể mệt mỏi đấy, tuy nhiên rất nhiều bà mẹ cũng quen dần với việc đối phó này. Vậy thì bạn hãy nghe tư vấn từ một chuyên gia dinh dưỡng hoặc một bác sĩ nhi khoa nào đó.

Phòng ngừa dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ

Cách phòng ngừa dị ứng thức ăn tốt nhất ở trẻ sơ sinh là nên cho trẻ bú sữa mẹ trong tối thiểu 4 - 6 tháng đầu (không bú thêm sữa bột), vì nó làm giảm tối đa việc tiếp xúc với các protein lạ, giúp hoàn chỉnh lớp bảo vệ ở ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng (nhiễm trùng làm dị ứng dễ bùng phát). Ở những trẻ này, nên bắt đầu cho ăn thức ăn đặc sau 6 tháng và khởi đầu bằng: gạo, thịt heo, thịt gà, chuối, lê, rau quả (không ăn đậu) và các loại dầu tinh chế (không còn protein để gây dị ứng).

Cần tránh những loại thực phẩm có thể gây dị ứng như: sữa bò, đậu nành, cam, quýt và lúa mì trong năm đầu. Đặc biệt: trứng, đậu phộng và (bột) xương cá thì chỉ nên dùng sau 2 - 3 tuổi.

                                                                           Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Khi trẻ được 2 tuổi phải được chải bằng kem chải răng có fluor
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Các loại đậu không phải là thực phẩm gây béo

Một công trình nghiên cứu của Trường đại học Michigan, Hoa Kỳ, đã cho biết một số thông tin đáng ngạc nhiên về các loại đậu cũng như giá trị dinh dưỡng của chúng. Từ lâu, các loại đậu vẫn được xem là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, và vì thế mà chúng được xếp vào nhóm thực phẩm gây béo. Tuy nhiên, sau khi được nghiên cứu kỹ càng hơn, quan điểm này đã thay đổi.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè

(HBĐT) - Bước vào mùa hè, thời tiết nắng nóng dễ nảy sinh nhiều loại bệnh, nhất là các bệnh lây qua đường tiêu hoá như tiêu chảy, tả, lỵ thương hàn…; các bệnh lây truyền qua vectơ như viêm não vi rút, sốt xuất huyết, các bệnh về đường hô hấp, có những bệnh trước chỉ xuất hiện vào mùa đông xuân nhưng nay có cả ở mùa hè như cúm A H1N1, H5N1. Mùa hè cũng là mùa dễ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nguồn nước nên nguy cơ phát sinh dịch bệnh tăng cao.

Tía tô trừ đờm, trị ho

Tía tô còn gọi tử tô, cần phân (Dao), phằn cưa (Tày), hom tô (Thái). Tên khoa học: Perilla ocymoides L., họ Hoa môi (Lamiaceae).

Cải thiện và phòng tránh tật khúc xạ ở trẻ

Nhìn chung mắt có tật khúc xạ là mắt có thị lực kém và trẻ thường biểu hiện bằng nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có thể có nhức đầu, nhức mắt... Trong lớp học, trẻ không nhìn rõ trên bảng, hay cúi đầu lại gần sách để nhìn cho rõ, hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ, ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Những trường hợp này cần được phát hiện sớm và có phương hướng điều trị thích hợp.

Xơ vữa động mạch ở người cao tuổi

Bệnh xơ vữa động mạch (atherosclrosis) là bệnh do động mạch bị xơ cứng và nhỏ hẹp hơn bình thường, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào trong cơ thể và là nguyên nhân chính gây đột quỵ (rối loạn tuần hoàn não), cơn đau tim và thiểu năng tuần hoàn ở cẳng chân. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

Bệnh học đường gia tăng: Học quá tải, bàn ghế sai tiêu chuẩn!

Theo số liệu mới nhất của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tỷ lệ học sinh bị cận thị là 26,14% và gia tăng nhanh theo cấp học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục