Trước phản ánh của báo chí, người dân và nhiều cơ sở y tế về những bất hợp lý trong Thông tư 09/2009/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT), Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp mới đây có công văn yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Tài chính khẩn trương rà soát, kiểm tra lại những nội dung bất hợp lý, gây phiền hà cho người dân trong thông tư này.

Theo đó, một trong những quy định thể hiện sự bất hợp lý, phiền hà cho người dân và cơ sở y tế khi thực hiện là tại khoản 3, điều 8 của Thông tư 09 quy định “Trường hợp chưa xác định được là có vi phạm pháp luật về giao thông hay không thì người bị tai nạn giao thông (TNGT) tự thanh toán các chi phí điều trị với cơ sở y tế.

Khi có xác nhận không vi phạm pháp luật về giao thông của cơ quan có thẩm quyền thì người bệnh mang chứng từ đến BHYT để thanh toán”. Quy định này chưa phản ánh đúng tinh thần và nội dung của Luật BHYT.

Cũng theo quy định tại Thông tư 09, để được nhận thanh toán BHYT cần phải có giấy xác nhận không vi phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền là đơn vị nào thì thông tư không làm rõ.

Trên thực tế, trong nhiều trường hợp xảy ra TNGT ở những nơi xa xôi hẻo lánh, hiện trường bị xáo trộn do thời tiết hoặc người bị hại không có người làm chứng…, lực lượng chức năng không thể kết luận nguyên nhân tai nạn. Mặt khác, hiện chưa có quy định cụ thể nào về việc cấp giấy xác nhận không vi phạm luật giao thông cho người bị tai nạn.

Vì thế, nếu người bị TNGT có đến xin giấy xác nhận, Cảnh sát giao thông - lực lượng thường có mặt tại hiện trường các vụ tai nạn cũng không có cơ sở để cấp loại giấy này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, khi áp dụng Thông tư 09 sẽ có không ít người bị TNGT không được hỗ trợ hoặc thanh toán BHYT, ngay cả khi họ không có lỗi.

 

                                                                          Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Tật nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh do thiếu acid folic.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, vì sao?

Trẻ bị suy dinh dưỡng có thể do nuôi dưỡng không tốt và cũng có thể là hậu quả của một bệnh nhiễm khuẩn, và rồi lại có thể mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác. Trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A, C - những vitamin này có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, miễn nhiễm, chống ôxy hoá, phát triển tế bào biểu mô, hậu quả là chức năng bảo vệ của da và niêm mạc bị giảm sút, trẻ dễ bị quáng gà, khô mắt, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dễ mắc sởi. Bình thường, độ toan dạ dày của trẻ vốn đã thấp (pH dạ dày của trẻ bú mẹ dao động trong khoảng 3,8-5,8) nay càng thấp hơn do đó trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá, sống phân, tiêu chảy.

Đoán bệnh qua nước bọt

Tiềm năng chẩn đoán của nước bọt (nước miếng) là rất lớn, từ các bệnh lý vùng miệng như sâu răng và nha chu cho đến các bệnh toàn thân như bệnh di truyền, bệnh tự miễn, bệnh chuyển hóa hay ung thư.

Sữa đậu nành đường phố: Lợi bất cập hại

Việt Nam là một trong hai quốc gia có lượng đậu nành tiêu thụ lớn nhất trong khu vực. Tuy nhiên, với thói quen sử dụng sữa đậu nành bán rong trên đường phố, không ít người tiêu dùng đang… đùa với sức khỏe của mình.

Xơ não tủy: Bệnh đe dọa người trẻ tuổi

Xơ não tuỷ rải rác (XNTRR) là bệnh gây tổn thương hệ thần kinh từng đợt, cuối cùng bệnh nhân bị tàn phế. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, người ta cho rằng các yếu tố: tự miễn dịch, sự mẫn cảm gen, nhiễm virut có vai trò quan trọng gây bệnh. Người trẻ tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao.

Bệnh thiếu máu di truyền - cần nâng cao nhận thức cho người dân

(HBĐT) - Bệnh thiếu máu di truyền (Thalassemia) là bệnh bẩm sinh di truyền với những biểu hiện như thiếu máu từ nhỏ, nước tiểu sẫm màu, trẻ mắc bệnh thường thấp còi hơn những trẻ khác, gương mặt huyết tán rõ (mũi tẹt, trán dô, răng vô), bụng to dần, lách to. Thalassemia là bệnh về gene nên biện pháp chữa trị duy nhất là truyền máu và thải sắt.

Báo động bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm quay trở lại

Đến thời điểm này, cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều đã xuất hiện bệnh nhân tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả. Các cơ quan chức năng đã có những biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Tuy nhiên, nếu người dân còn thiếu kiến thức về bệnh cũng như ý thức kém trong vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống phòng bệnh thì bệnh tả sẽ sớm quay trở lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục