Khi giá thuốc chưa được quản lý tốt, người chịu thiệt là bệnh nhân

Khi giá thuốc chưa được quản lý tốt, người chịu thiệt là bệnh nhân

Trong khi dư luận bức xúc về tình trạng “lộn xộn” trong cung ứng và phân phối thuốc tại các bệnh viện khiến người bệnh lãnh đủ, thì Bộ Y tế vẫn trấn an như mọi lần rằng… đang yêu cầu siết chặt. Và chưa biết kết quả “siết” này ra sao nhưng thực tế cho thấy công tác đấu thầu thuốc còn quá bất cập, mỗi nơi làm một kiểu khiến giá thuốc vô cùng bất hợp lý.

  • Loạn... giá trúng thầu

Tìm hiểu kết quả đấu thầu thuốc vào các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế năm 2009 cho thấy, có hơn 12.000 loại thuốc đã được trúng thầu. Trong đó thuốc nội tập trung vào các loại thông thường như giảm đau, hạ nhiệt, kháng sinh, kháng viêm. Còn những loại thuốc biệt dược, thuốc đặc trị với giá trị lớn đều có xuất xứ từ nước ngoài.

Điều đáng nói, cùng một loại thuốc, cùng hoạt chất, hàm lượng và nhà sản xuất nhưng kết quả đấu thầu vào mỗi bệnh viện lại có mỗi giá khác nhau. Chẳng hạn thuốc Glucarbose 50mg (điều trị bệnh đái tháo đường) có tên hoạt chất Acarbose và hàm lượng 50mg, cùng quy cách là hộp 3 vỉ x 10 viên được Công ty Dược Mebiphar sản xuất trúng thầu vào BV Bạch Mai với giá 2.200 đồng, nhưng trúng thầu vào BV Chợ Rẫy lại 2.100 đồng và trúng thầu BV Hữu Nghị chỉ 1.980 đồng.

Hay như thuốc Tanganil 500mg (trị chóng mặt do tăng huyết áp)  loại hộp 5 ống do Công ty Piere (Pháp) sản xuất trúng thầu vào BV Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là 12.704 đồng, còn trúng thầu vào BV C Đà Nẵng là 12.409 đồng và BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam 12.645 đồng…

Thậm chí cùng tên thuốc, với cùng hoạt chất và hàm lượng chỉ khác tên nhà sản xuất nhưng giá trúng thầu không hiểu sao… cũng cứ khác nhau. Ví dụ Aspirin pH8 do Mebiphar sản xuất trúng thầu BV C Đà Nẵng là 172 đồng/viên, nhưng do Công ty Pharmadic sản xuất trúng thầu vào BV Uông Bí lại chỉ có 170 đồng/viên… Như vậy, với số lượng hàng trăm ngàn viên hoặc hộp, ống thuốc đấu thầu dễ thấy khoản tiền thất thoát không nhỏ!

Qua tìm hiểu với gần 20 bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế trúng thầu giá thuốc năm 2009 cho thấy, hầu như mỗi bệnh viện trúng thầu mỗi kiểu khác nhau. Có loại thuốc trong nước sản xuất được, có hoạt chất tương đương lại đi mua thuốc của nước ngoài, hoặc cùng loại thuốc, hoạt chất nhưng giá thuốc trúng thầu của thuốc ngoại lại cao gấp bội thuốc nội… Hơn nữa, số hãng dược nước ngoài có thuốc trúng thầu nhiều hơn hẳn các hãng dược trong nước. Thậm chí, có một số hãng dược nước ngoài được trúng thầu với nhiều loại thuốc như Bayer (Đức), Norvatis (Pháp), Richter (Hungary)…

Bệnh nhân mua thuốc tại nhà thuốc của Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức. Ảnh: Tg.LÂM
  • Vẫn chần chừ giải pháp

Thực tế cho thấy, Thông tư 10 hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập ban hành năm 2007 đã lộ rõ những bất cập.

Qua nhiều lần góp ý của các bệnh viện, Bộ Y tế đã thấu hiểu điều đó! Tại cuộc họp với Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội mới đây, BS Nguyễn Chí Hùng, Giám đốc BV Bình Dân TPHCM thẳng thắn nhận định, việc đấu thầu cung ứng thuốc vào bệnh viện công lập theo Thông tư 10 đã lạc hậu. Việc thiếu những tiêu chuẩn kỹ thuật chung về chất lượng thuốc, thiếu yếu tố lý tính để lựa chọn, khiến giá cả cũng trở nên chênh vênh, thiếu căn cứ để lựa chọn.

“Có những loại thuốc dùng phổ biến như Paracetamol đã có hàng trăm loại khác nhau và bệnh viện không biết đâu… mà lần. Điều đó dẫn đến tình trạng ở mỗi bệnh viện, bệnh nhân lại chịu mỗi giá thuốc khác nhau tuy loại thuốc, chất lượng thuốc không có gì khác”, BS Hùng nói.

BS Lê Thanh Liêm, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An băn khoăn, chưa có chuẩn chung để bệnh viện lựa chọn mặt hàng thuốc nào là tối ưu về chất lượng và giá cả cho bệnh nhân. Cùng một loại thuốc, nhưng có hàng chục nơi sản xuất khác nhau, giá cả cũng chênh nhau khá xa. Chẳng hạn loại thuốc tăng huyết áp sản xuất trong nước chỉ có giá 500 đồng, nhưng có xuất xứ từ Pháp lại có giá trên 9.000-10.000 đồng/viên.

Trao đổi với PV Báo SGGP, đại diện Hội Dược học TPHCM cũng cho rằng đã nhiều lần có ý kiến về việc đấu thầu thuốc vào bệnh viện công lập chưa hợp lý, dễ gây tiêu cực. “Giá thuốc đấu thầu do bệnh viện tự lựa chọn, quyết định dẫn đến cùng một loại thuốc nhưng ở các bệnh viện lại có giá khác nhau. Chưa hết, việc lựa chọn ai trúng thầu đều nằm trong tay ban giám đốc bệnh viện nên không loại trừ khả năng lo lót, ăn hoa hồng, khiến giá thuốc trúng thầu cao bất hợp lý”, vị đại diện Hội Dược học TPHCM nói.

Về khía cạnh của nhà cung cấp, dược sĩ Trần Đình Khoa, phụ trách kinh doanh của Công ty Dược phẩm Sài Gòn (Sarpharco) cho rằng: “Bệnh viện nắm đầu chuôi, còn nhà cung cấp nắm đầu lưỡi”. Điều đó cho thấy, bệnh viện “muốn ai trúng thầu thì trúng”. Cách nay không lâu, Sở Y tế TPHCM cho phép các bệnh viện lấy kết quả trúng thầu thuốc của nhau để đối chiếu và áp giá cho khỏi chênh lệch, nhưng trên thực tế không ai muốn làm như vậy vì nhiều lý do tế nhị (?).

Qua trao đổi, nguyên trưởng khoa dược một bệnh viện nhìn nhận, mỗi kỳ đấu thầu thuốc là mỗi lần “đau đầu” vì hàng trăm loại thuốc, hàng trăm công ty dược với nhiều mức giá nên mất rất nhiều thời gian, lãnh đạo bệnh viện khó có thể chú tâm vào chuyên môn.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã khảo sát một số bệnh viện và yêu cầu khi tổ chức đấu thầu mua thuốc, bệnh viện buộc doanh nghiệp cung cấp đầy đủ các thông tin về giá bán buôn kê khai, giá nhập khẩu của thuốc kèm theo cam kết hợp lý của giá thuốc kê khai làm căn cứ để xem xét, đánh giá, lựa chọn thuốc. Đối với các trường hợp trúng thầu, bệnh viện phải ký hợp đồng có các điều khoản cụ thể về số lượng, giá cả, giao hàng, thanh toán và thực hiện như cam kết trong hợp đồng... Tuy nhiên, các biện pháp căn cơ hơn vẫn còn bỏ ngỏ!

 

                                                                                     Theo SGGP

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục