Đoàn thanh niên huyện Lương Sơn tuyên truyền kiến thức CSKSS vị thành niên thông qua hình thức sân khấu hoá.
(HBĐT) - Chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ đợt I/ 2010 nhằm tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân có mức sinh cao, vùng khó khăn. Chiến dịch được chính thức bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào 30/4. Qua hai tháng thực hiện chiến dịch, toàn tỉnh có 77 xã thực hiện với hơn 19.700 trường hợp tiếp nhận các biện pháp tránh thai an toàn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Chị cục DSKHHGĐ tỉnh, gói dịch vụ KHHGĐ tại chiến dịch lần này vẫn còn nhiều hạn chế.
Bà Nguyễn Thị Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: Ngay sau khi có kế hoạch thực hiện chiến dịch CSSKSS/ KHHGĐ đợt I, Chi cục đã lên kế hoạch hướng dẫn các huyện thực hiện chiến dịch. Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện đã hợp ban chỉ đạo phân công các ban, ngành, đoàn thể chỉ đạo giám sát thực hiện chiến dịch.
Để chiến dịch đạt hiệu quả cao, Ban chỉ đạo đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền sâu rộng nội dung về chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ, truyền thông thay đổi hành vi trực tiếp cho các đối tượng là chị em phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân… Chi cục đã phát nhiều băng đĩa, tờ rơi, tài liệu tuyên truyền cho các huyện để từ đó các huyện biên soạn thành bài truyền thông phù hợp với từng địa phương. Phối hợp với TT Y tế dự phòng triển khai dịch vụ CSSKSS/ KHHGĐ đến từng xã làm chiến dịch.
Công tác tuyên truyền, phổ biến được chuẩn bị tốt, tuy nhiên thực tế là ngay ngày đầu ra quân thực hiện chiến dịch, một số xã đã phải vay thuốc để thực hiện, nhiều xã trong tháng 3 không thể thực hiện được chiến dịch do thiếu thuốc thiết yếu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện chiến dịch. Vì chiến dịch hầu như chỉ thực hiện trong tháng 4 nên gói dịch vụ KHHGĐ rất hạn chế. Bên cạnh đó, gói phòng - chống viêm nhiễm đường sinh sản cũng bị chậm tiến độ do phải chờ thuốc.
Cũng theo bà Ngọc, đặt DCTC là biện pháp tránh thai an toàn đựoc nhiều người tiếp nhận và luôn chiếm tỷ lệ cao trong các đợt thực hiện chiến dịch. Tuy nhiên, chiến dịch năm nay do chậm thuốc và phương tiện tránh thai nên chỉ đạt 2168 ca/5995 ca (đạt 36% so với kế hoạch). Ngoài ra, thuốc cấy tránh thai cũng chỉ đạt 55/312 ca (đạt 18% so với kế hoạch). Trong đó, hậu quả nặng nề nhất từ việc chậm thuốc hầu hết rơi vào các địa bàn xa như Yên Thuỷ có 43/406 trường hợp đặt DCTC (11% kế hoạch); Lạc Sơn có 34/812 trường hợp (đạt 4%). Cá biệt tại huyện Lạc Thuỷ, biện pháp đặt dụng cụ tử cung hoàn toàn không thực hiện được.
Trước những kết quả và những hạn chế của chiến dịch đợt I, Chi cục DS-KHHGĐ cũng đã tập trung chỉ đạo các Trung tâm Dân Số huyện tiếp tục đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ thường xuyên để đảm bảo chỉ tiêu biện pháp tránh thai năm 2010. Chủ động tuyên truyền và phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức truyền thông thay đổi hành vi giúp người dân hiểu rõ hơn về những quyền lợi của mình trong công tác DS-KHHGĐ. Xây dựng kế hoạch đảm bảo thuốc thiết yếu và phương tiện tránh thai kịp thời phục vụ hoạt động thường xuyên trong công tác KHHGĐ.
P.V
(HBĐT) - Chúng tôi tìm đến nhà lương y Nguyễn Thị Thập ở xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, mặc dù trời đã gần tối nhưng bà vẫn bận rộn với công việc hàng ngày của mình. Thang thuốc cuối cùng cũng đã bốc xong, gói ghém cẩn thận bà đưa cho người con trai để kịp gửi chuyến xe chiều về Hà Nội. Xong xuôi đâu đó, bà lại kiểm tra công đoạn phơi sao và dự trữ thuốc.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) hôm 23/4 cho biết, Cục này đã có văn bản gửi các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương thu hồi hai loại thuốc không đạt tiêu chuẩn và rút đăng ký 3 loại thuốc.
Ngày 23-5, PGS-TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), cho biết ca ghép gan đầu tiên từ người cho chết não đã được bệnh viện này thực hiện thành công trong hơn 5 giờ liên tục bởi các bác sĩ VN.
Ngày 23-5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, để thống nhất thực hiện chế độ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) khi mức lương tối thiểu đã được nâng từ 650.000 đồng/người/tháng lên 730.000 đồng/người/tháng, BHXH Việt Nam mới đây đã có hướng dẫn các đơn vị liên quan áp dụng mức chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT trong một số trường hợp mức lương tối thiểu chung tăng.
Tăng cân trong thời kỳ mang thai là một điều cần thiết. Tuy nhiên nếu tăng quá nhiều sẽ dẫn đến những nguy hiểm cho cả mẹ và bé như mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường…. Vậy làm thế nào để không “quá” cân khi mang thai?
(HBĐT) - Mới vào đầu mùa hè nhưng thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm không khí tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh thêm phần oi bức, ngột ngạt. Lượng bệnh nhân từ khắp các địa phương trong tỉnh “đổ về” cao hơn hẳn so với những tháng trước.