Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để nhiều loại virut, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trong cái nắng oi bức đầu hè, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội lượng bệnh nhân tăng đột biến, từ phòng bệnh, hành lang, sân... vốn đã chật chội, hơi người, phế thải "hòa tan" trong nhiệt độ cao đang biến thành "phụ gia" cho nắng "tấn công" bệnh nhân và người nhà.

Đưa con đi khám, bố mẹ cũng ốm

Tại Bệnh viện nhi Trung ương, trong những ngày này, mặc dù số lượng bệnh nhân chỉ nhỉnh hơn các ngày bình thường không đáng kể, tuy nhiên do thời tiết quá nóng dẫn đến không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng oải. Chị Trần Thị Vinh, xóm 8, Thị Cấm, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội cho biết con chị là cháu Mai Phương Nam, 2 tuổi, bị co giật, sốt cao. Chị Vinh cho biết: Nhà không xa bệnh viện nhưng chị đi từ sáng sớm vì sợ nắng nóng. Thế nhưng thời tiết ngay từ sáng sớm đã quá oi thì tôi cũng khó chịu huống hồ các cháu. Theo ghi nhận của chúng tôi, không chỉ các bệnh nhân đến khám mà cả các bác sĩ cũng căng mình trong thời tiết oi nồng để khám và điều trị cho bệnh nhân

Tại Viện Tim mạch Quốc gia, số lượng bệnh nhân bị mắc các chứng bệnh huyết áp, tim mạch đến khám và nhập viện cũng gia tăng. Chỉ trong sáng 20/5, tại các khoa, phòng bệnh của Viện Tim mạch đã có hàng chục bệnh nhân lớn tuổi được gia đình đưa vào đưa vào nhập viện vì không chịu nổi nắng nóng, tăng huyết áp, khó thở khiến khối lượng công việc của các bác sĩ bình thường đã quá tải càng thêm vất vả. Đây cũng là tình trạng chung tại nhiều bệnh viện khác...

 Viện tim mạch Quốc gia trong những ngày nắng nóng lượng bệnh nhân đông hơn bình thường. Ảnh: TM

Đừng để bệnh lại thêm bệnh

       Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TW, thời tiết nắng nóng suốt tuần qua sẽ còn kéo dài trong mùa hè năm nay. Đặc biệt, kể từ ngày 15/5, nhiệt độ tại Hà Nội là 38, thậm chí lúc 6 giờ sáng đã lên 31 độ C. Những nơi tập trung đông người như bệnh viện thì nhiệt độ sẽ cao hơn nhiệt độ ngoài trời từ 1-3 độ.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay ở các khuôn viên bệnh viện, phòng bệnh người thân và bệnh nhân đang lạm dụng nước đá để giảm nắng, thế nhưng các quán nước, đá cây bày bán không đảm bảo vệ sinh, khi dùng dễ bị tiêu chảy và các bệnh khác. Các bác sĩ cho rằng thời tiết nắng nóng làm cơ thể dễ bị mất nước, do vậy cơ chế bảo vệ tại chỗ của cơ thể bị giảm. Vậy để không thêm phần hệ lụy từ nắng nóng, các bác si khuyên nên ăn chín, uống sôi. Đặc biệt các bác si cũng cảnh báo, để giảm tải cho bệnh viện, người nhà bệnh nhân nên sắp xếp đi ít người, vì đi đông, bầu không khí bị cạn kiệt ở phòng bệnh cũng như khuôn viên gây thiếu ôxy cho bệnh nhân cũng như nhiều người khác. Phải giữ vệ sinh trong thời tiết nắng nóng này, không đem thức ăn, nước thải dễ lây những bệnh vào mùa nắng nóng vào bệnh viện....

Chính vì các bệnh viện quá tải, cảnh người nhà bệnh nhân theo vào nhiều nên nhiều người trông nom bệnh nhân bị say nắng. Trong số đó không ít người bị say nắng là người nhà các bệnh nhân đến chăm sóc bệnh nhân và cuối cùng mình cũng bị ốm luôn vì nắng nóng. Theo BS. Phạm Trần Linh, khoa C1, Viện tim mạch cho biết, thời tiết nóng, oi bức, độ ẩm tăng cao, chuyển hóa cơ bản tăng (ra nhiều mồ hôi, tiêu hao nhiều năng lượng...), thêm vào đó nhiều người ăn không ngon miệng, không kịp bổ sung đủ dinh dưỡng, khiến cơ thể suy nhược, giảm sức đề kháng, dẫn đến mạch nhanh, huyết áp tăng khiến cho người lớn tuổi hoặc bệnh nhân có tiền sử về tim mạch dễ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, những đối tượng dễ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, có tiền sử về bệnh tim mạch, huyết áp khi cảm thấy có biểu hiện khó chịu, cần ngừng công việc ngay và nên vào chỗ mát nghỉ ít phút. Đồng thời cần ăn uống đầy đủ để đảm bảo chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho cơ thể...      

                                                                                  Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Lương y Nguyễn Thị Thập luôn tâm niệm phải làm tròn y đức của người thầy thuốc
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Chi phí khám chữa bệnh BHYT kỹ thuật cao có thể lên đến 29,2 triệu đồng/lần

Ngày 23-5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, để thống nhất thực hiện chế độ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) khi mức lương tối thiểu đã được nâng từ 650.000 đồng/người/tháng lên 730.000 đồng/người/tháng, BHXH Việt Nam mới đây đã có hướng dẫn các đơn vị liên quan áp dụng mức chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT trong một số trường hợp mức lương tối thiểu chung tăng.

9 cách tránh tăng cân quá nhanh khi bầu bí

Tăng cân trong thời kỳ mang thai là một điều cần thiết. Tuy nhiên nếu tăng quá nhiều sẽ dẫn đến những nguy hiểm cho cả mẹ và bé như mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường…. Vậy làm thế nào để không “quá” cân khi mang thai?

Nắng nóng, bệnh nhân nhập việc tăng nhanh

(HBĐT) - Mới vào đầu mùa hè nhưng thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm không khí tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh thêm phần oi bức, ngột ngạt. Lượng bệnh nhân từ khắp các địa phương trong tỉnh “đổ về” cao hơn hẳn so với những tháng trước.

Dâu tằm: Trái ngon mùa nắng

Trái dâu tằm (tên khoa học là Morus alba, họ Moraceae) có vị ngọt, tính hàn, không độc.

Sinh mổ - nên hay không?

Hiện nay, nhiều sản phụ chọn cách sinh mổ vì sợ đau đẻ, đồng thời chủ động được thời gian, tránh cho người nhà và sản phụ những căng thẳng, mệt mỏi của quá trình chờ sinh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, sinh thường mới là “giải pháp tối ưu” cho cả mẹ và bé.

Cá chép om dưa: Ngon và bổ

Những thực phẩm tạo nên món cá chép om dưa đều chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục