Đội nguc CTV dinh dưỡng tích cực học tập, trau dồi kiến thức.
(HBĐT) - Từ ngày 11 – 25/5, Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh phối hợp với Trung tâm YTDP thành phố Hoà Bình mở lớp tập huấn công tác phòng chống SDD trẻ em cho 179 CTV dinh dưỡng các xóm, khu dân cư thuộc 15 xã, phường trên địa bàn thành phố.
Các lớp được mở tại phường Chăm Mát, Phương Lâm, Tân Hoà, Đồng Tiến, Tân Thịnh, Hữu Nghị. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, đội ngũ CTV dinh dưỡng được học tập, trao đổi và chia sẻ kiến thức về chấm biểu đồ tăng trưởng cho trẻ, cách cho trẻ ăn dặm, ăn sam, các bệnh thường gặp như giun sán, viêm đường hô hấp cấp… Ngoài ra, học viên còn được học các kỹ năng tư vấn khám thai cho bà mẹ; hướng dẫn thu thập số liệu, làm báo cáo. Qua đó, giúp các CTV dinh dưỡng ở cơ sở củng cố và nâng cao kiến thức tuyên truyền, vận động và tư vấn cho các bà mẹ, đặc biệt là nhận biết về cách thức chấm biểu đồ tăng trưởng cho trẻ em, đánh giá tỷ lệ SDD ở trẻ em.
Bùi Minh
Ba con người, ba số phận không may mắn đã không thể đi tiếp hành trình dài của cuộc sống nhưng họ đã trở thành vị cứu tinh cho những số phận không may mắn khác. Từ cơ thể của ba vị cứu tinh đó và tấm lòng rộng mở của những người thân trong gia đình họ, đã có bảy người khác được hồi sinh. Giây phút kỳ diệu của sự hòa trộn dòng máu Việt trong 10 con người ấy đến giờ vẫn còn gây xúc động và là động lực để thúc đẩy niềm tin cho các thầy thuốc Việt Nam nói chung và BV Việt Đức nói riêng về sự phát triển không ngừng của nền y học nước nhà.
(HBĐT) - Chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ đợt I/ 2010 nhằm tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân có mức sinh cao, vùng khó khăn. Chiến dịch được chính thức bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào 30/4. Qua hai tháng thực hiện chiến dịch, toàn tỉnh có 77 xã thực hiện với hơn 19.700 trường hợp tiếp nhận các biện pháp tránh thai an toàn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Chị cục DSKHHGĐ tỉnh, gói dịch vụ KHHGĐ tại chiến dịch lần này vẫn còn nhiều hạn chế.
Tại Việt Nam, theo thống kê mỗi năm, vi khuẩn Hib gây ra 625 trường hợp viêm màng não, hơn 100 nghìn trường hợp viêm phổi nặng. Bệnh để lại di chứng nặng nề như tổn thương não, thần kinh vĩnh viễn; điếc, rối loạn tâm thần và nguy cơ tử vong cao.
Viêm tiểu phế quản (TPQ) là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ còn bú. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt, những trường hợp nặng gây suy hô hấp có thể bị tử vong. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần có những hiểu biết về bệnh để chăm sóc trẻ được tốt hơn.
Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để nhiều loại virut, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trong cái nắng oi bức đầu hè, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội lượng bệnh nhân tăng đột biến, từ phòng bệnh, hành lang, sân... vốn đã chật chội, hơi người, phế thải "hòa tan" trong nhiệt độ cao đang biến thành "phụ gia" cho nắng "tấn công" bệnh nhân và người nhà.
Mùa hè thường nắng nóng là chủ khí của mùa hạ gọi là Thử và được coi như dương tà dễ làm hao tổn khí và tân dịch. Thử tà xâm nhập vào cơ thể làm ra nhiều mồ hôi khiến tân dịch bị thương tổn; nếu không kịp thời bù đắp rất có thể không những hao tổn tân dịch mà còn gây tổn thương đến nguyên khí. Để có thể khắc phục tình trạng này người xưa đã sớm biết sử dụng các chất có tính thanh nhiệt mà lại thanh đạm (dễ tiêu hóa) để dùng trong những ngày hè nóng bức ở nhiệt độ cao.