Trong hơn 3.000 loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc ngoại nhập hoặc sản xuất trong nước, khó có thể kể hết những sản phẩm có công dụng bị thổi phồng quá đáng. Thậm chí nhiều loại còn quảng cáo như một thần dược có thể làm “bách bệnh tiêu tan, vạn bệnh tiêu trừ”.

 

 

Điều này hết sức nguy hại bởi khiến cho không ít người tiêu dùng do trình độ nhận thức có hạn đã tự ý từ bỏ thuốc đặc trị đang dùng để chỉ sử dụng thực phẩm chức năng một cách đơn thuần, khiến cho bệnh tình trở nên nặng hơn, thậm chí gây ra những tai biến.

 

Đủ kiểu luồn lách công dụng

 

Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm không chỉ cung cấp những chất dinh dưỡng cơ bản mà còn chứa một số thành phần khác có tác dụng hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể, tạo ra tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

 

Loại thực phẩm chức năng được kể đến đầu tiên là loại khi ở dạng tự nhiên đã có những hoạt chất có lợi với hàm lượng lớn. Tiếp đó là nhóm có ít hoạt chất hơn, phải bổ sung hoặc tinh chế cô đặc lại ở dạng dễ sử dụng, hay gây biến đổi gene để làm tăng hàm lượng những chất có lợi. Có thể dễ dàng nhận biết những thực phẩm chức năng ở dạng tự nhiên vốn là món ăn dược thiện sử dụng hàng ngày. Nhưng với những thực phẩm có bổ sung và biến đổi, người tiêu dùng phải biết cách đọc nhãn bao bì thực phẩm.

 

Trên thực tế, không ít loại thực phẩm chức năng đã không ghi rõ và đầy đủ những thông tin xác nhận có lợi hay chống chỉ định cho sức khoẻ. Một số loại luồn lách, bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng thuần tuý vào các thực phẩm để bán ở dạng thực phẩm chức năng.

 

Ở Mỹ, hội đồng Khoa học và sức khoẻ đã tiến hành phân loại các thực phẩm chức năng thành từng nhóm như: nhóm có bằng chứng đáng tin cậy, nhóm có bằng chứng đủ độ tin cậy, nhóm có bằng chứng ở mức vừa phải, nhóm có bằng chứng chưa đủ tin cậy cần nghiên cứu thêm và nhóm còn tranh cãi nhiều để người sử dụng lựa chọn. Ở ta, điều này chưa được thực hiện, các thực phẩm chức năng đang trong tình trạng “trăm hoa đua nở” mà không biết hoa nào thật, hoa nào giả và giả thật ở mức độ nào.

 

“Thuốc bệnh” khác “thuốc bổ”

 

Vì con đường để sản phẩm được công nhận là một loại thuốc chữa bệnh quá công phu và tốn kém nên không ít công ty đông dược đã tung ra thị trường những sản phẩm dưới danh nghĩa thực phẩm chức năng nhưng kỳ thực lại là thuốc trị bệnh. Bởi trong thành phần của các sản phẩm này hoàn toàn chỉ có các vị thuốc đông y có tác dụng chữa bệnh (thuốc bệnh) chứ không hề có vị thuốc nào có tác dụng bổ dưỡng và nâng cao sức đề kháng (thuốc bổ), thậm chí còn có mặt cả những vị thuốc mà các thầy thuốc đông y khi sử dụng cũng phải rất thận trọng như đại hoàng, phan tả diệp, phụ tử...

 

Một số loại trà giảm béo là những ví dụ điển hình, trên thực tế người ta cố ý dùng chữ “trà” hay “nước tăng lực” để sản phẩm qua mắt các cơ quan kiểm duyệt không có kiến thức đầy đủ về y dược học cổ truyền, để được xếp vào nhóm thực phẩm chức năng. Trong y học cổ truyền, các vị thuốc này cũng không bao giờ được xếp vào nhóm các loại vừa có thể làm thực phẩm vừa có thể làm thuốc và đương nhiên, khi sử dụng phải được thầy thuốc chuyên khoa khám bệnh, kê đơn với chỉ định liều lượng, liệu trình.

 

Sẽ rất nguy hiểm nếu như những sản phẩm này, theo quy định chung với thực phẩm chức năng, khi dùng chỉ cần theo “hướng dẫn cách sử dụng” của nhà sản xuất mà không cần thầy thuốc chuyên khoa khám bệnh và chỉ định, nhất là khi những sản phẩm này lại được quảng cáo có thể sử dụng lâu dài, cho mọi đối tượng mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.

 

Theo quan điểm của dinh dưỡng học cổ truyền cũng như y học cổ truyền: Dược thực đồng nguyên (dược phẩm và thực phẩm có chung một nguồn gốc), “thái quá thì bất cập” và “vật cực tắc phản”, vậy nên việc dùng thuốc hay thực phẩm cũng phải có chỉ định, liều lượng, liệu trình và phải tuân thủ nguyên tắc tam nhân chế nghi, nghĩa là phải tuỳ người mà dùng (nhân nhân chế nghi), tuỳ lúc mà dùng (nhân thời chế nghi) và tuỳ nơi mà dùng (nhân địa chế nghi).

 

                                                                                           Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đội nguc CTV dinh dưỡng tích cực học tập, trau dồi kiến  thức.
Vô tư... đốt thuốc bất kể những lời cảnh báo. Ảnh chụp tại khu chờ thăm nuôi của Bệnh viện Chợ Rẫy.
Không có hình ảnh

Hội chứng sốt cao co giật ở trẻ nhỏ

Sốt cao co giật (SCCG) là một hội chứng hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, biểu hiện bằng những cơn co giật hoặc cơn co cứng – co giật khi trẻ sốt cao. Đây là một tình trạng bệnh lí đòi hỏi phải xử trí cấp cứu, vì nó có thể đe dọa tính mạng bệnh nhi trước mắt hoặc để lại những di chứng nặng nề về sau như: động kinh, chậm phát triển tâm trí, vận động, đặc biệt là những trường hợp SCCG kéo dài.

3 chứng bệnh thường gặp ở tuyến tiền liệt

Có 3 vấn đề hay gặp nhất về tuyến tiền liệt gồm phì đại tuyến tiền liệt lành tính, viêm tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. Nhiễm trùng (viêm) và phì đại không dẫn đến ung thư. Cả 3 loại bệnh này nếu phát hiện kịp thời đều có thể chữa khỏi.

Thành công của ca ghép gan đầu tiên từ người cho chết não: Hành trình sự sống được tiếp nối

Ba con người, ba số phận không may mắn đã không thể đi tiếp hành trình dài của cuộc sống nhưng họ đã trở thành vị cứu tinh cho những số phận không may mắn khác. Từ cơ thể của ba vị cứu tinh đó và tấm lòng rộng mở của những người thân trong gia đình họ, đã có bảy người khác được hồi sinh. Giây phút kỳ diệu của sự hòa trộn dòng máu Việt trong 10 con người ấy đến giờ vẫn còn gây xúc động và là động lực để thúc đẩy niềm tin cho các thầy thuốc Việt Nam nói chung và BV Việt Đức nói riêng về sự phát triển không ngừng của nền y học nước nhà.

Chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ đợt I/2010: Gói dịch vụ KKHGĐ còn hạn chế

(HBĐT) - Chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ đợt I/ 2010 nhằm tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân có mức sinh cao, vùng khó khăn. Chiến dịch được chính thức bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào 30/4. Qua hai tháng thực hiện chiến dịch, toàn tỉnh có 77 xã thực hiện với hơn 19.700 trường hợp tiếp nhận các biện pháp tránh thai an toàn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Chị cục DSKHHGĐ tỉnh, gói dịch vụ KHHGĐ tại chiến dịch lần này vẫn còn nhiều hạn chế.

Trẻ dưới 2 tuổi dễ viêm màng não, viêm phổi do Hib

Tại Việt Nam, theo thống kê mỗi năm, vi khuẩn Hib gây ra 625 trường hợp viêm màng não, hơn 100 nghìn trường hợp viêm phổi nặng. Bệnh để lại di chứng nặng nề như tổn thương não, thần kinh vĩnh viễn; điếc, rối loạn tâm thần và nguy cơ tử vong cao.

Phòng bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Viêm tiểu phế quản (TPQ) là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ còn bú. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt, những trường hợp nặng gây suy hô hấp có thể bị tử vong. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần có những hiểu biết về bệnh để chăm sóc trẻ được tốt hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục