Viêm tai là một loại bệnh lý hay gặp, chiếm tỷ lệ 12% dân số. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Viêm tai cũng có thể ảnh hưởng tới tính mạng, tuy nhiên phần lớn những bệnh nhân viêm tai ảnh hưởng tới chức năng nghe và định hướng của người bệnh.
Viêm tai giữa (VTG) được chia làm hai loại: VTG nguy hiểm và VTG không nguy hiểm. VTG nguy hiểm là loại viêm tai có chỉ định phẫu thuật bắt buộc. VTG không nguy hiểm bên cạnh việc phẫu thuật phục hồi chức năng nghe thì việc điều trị nội khoa phối hợp không thể thiếu được.
Thuốc điều trị toàn thân
Sử dụng kháng sinh đường uống hoặc tiêm. Nhóm b-lac tam (ampicillin, cepholosporin thế hệ I, II, III), nhóm macrolid, nhóm quinolon là lựa chọn hàng đầu của bác sĩ tai mũi họng. Tuy nhiên, hạn chế sử dụng nhóm kháng sinh aminoglucosid (gentamycin, ankamycin...) vì trẻ bị VTG thường dưới 3 tuổi, là độ tuổi đang tập nói trong khi đó nhóm kháng sinh này có khả năng gây độc ốc tai cho trẻ. Nếu dùng trẻ có thể sẽ bị câm điếc do thuốc. Do tỷ lệ kháng thuốc ngày càng cao nên các bác sĩ thường phải phối hợp kháng sinh ở các nhóm khác nhau trong những trường hợp độc tính vi khuẩn cao, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ bị giảm sức đề kháng hoặc điều trị ba ngày mà triệu chứng của bệnh không thuyên giảm.
Thuốc chống viêm corticoid ngắn ngày (7-10 ngày) hoặc thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc chống viêm dạng men như chymotrypsine, serratiopeptidase... là những enzym thuỷ phân protein nhằm ngăn chặn các triệu chứng khác nhau do viêm, để phục hồi cấu trúc của mô bị tổn thương càng nhanh càng tốt, ngăn chặn tiến triển viêm, đồng thời hỗ trợ cùng với kháng sinh tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm.
Thuốc hạ sốt, giảm đau dùng tuỳ theo cân nặng của trẻ. Thuốc thông dụng và an toàn nhất là paracetamol.
Có thể sử dụng thêm kháng histamin H1 (siro phenergan 1%, siro clarytine...) để giảm hiện tượng xuất tiết của niêm mạc viêm, nhất là trên những trẻ khai thác được tiền sử dị ứng.
|
Thuốc điều trị tại chỗ
Tại mũi: Dùng thuốc chống xung huyết, co mạch, giảm phù nề, chống viêm theo đúng lứa tuổi (thuốc hay sử dụng là otrivin 0,05%, sunfarin, collydexa, naphtazoline, xylomethazoline, adrénaline...). Thuốc nhỏ mũi được sử dụng với mục đích là làm sạch hốc mũi và trả lại sự thông thoáng tai giữa và mũi họng, điều này giúp cho việc phục hồi niêm mạc viêm trong tai giữa dễ dàng hơn và dẫn lưu dịch mủ từ tai giữa ra ngoài qua đường vòi tai.
Tại tai: Dùng thuốc giảm đau và kháng viêm tại chỗ. Đây là loại thuốc không được sử dụng khi tai thủng màng nhĩ.
Khi dùng thuốc nhỏ tai cần lưu ý:
- Thuốc nhỏ tai được chia làm hai loại tuỳ theo thành phần cơ bản của thuốc là thuốc nhỏ cho những trường hợp viêm tai không thủng màng nhĩ và những thuốc dùng cho viêm tai có kèm theo thủng màng nhĩ. Tai giữa và tai trong được ngăn cách với nhau bởi lớp màng ở cửa sổ tròn rất dễ hấp thu các loại thuốc và là một trong những cơ chế ngộ độc tai trong gây điếc nặng không hồi phục.
Nhóm thuốc dùng cho bệnh lý viêm tai không thủng màng nhĩ : Giai đoạn xung huyết: Thuốc được phối hợp giữa kháng sinh và kháng viêm, có tác dụng như một trị liệu tại chỗ và đa năng do tính kháng viêm của thuốc dùng phối hợp dexamethasone. Do có sự phối hợp của hai thuốc kháng sinh là néomycine và polymycine cho phép mở rộng phổ kháng khuẩn trên các mầm bệnh Gr+ và Gr- là các tác nhân gây bệnh của VTG. Néomycine tiêu diệt liên cầu, Echerichia coli, Klebsiella Pneumonia, Hemophilus Influenza trong khi đó polymycine tác động trên các mầm bệnh Gr-...; otipax là loại thuốc chứa phenazone và lidocain HCL có tác dụng chống viêm và giảm đau tại chỗ được dùng trong những trường hợp VTG cấp giai đoạn xung huyết. Phải kiểm tra thật kỹ màng nhĩ của bệnh nhân trước khi cho thuốc. Trường hợp màng nhĩ bị rách, thuốc tiếp xúc với các cấu trúc tai giữa và tai trong gây các tai biến nặng nề như điếc, rối loạn thăng bằng... Nếu có biểu hiện ngoài da khi quá mẫn cảm với thành phần kháng sinh có trong thuốc nhỏ tai rất cẩn thận khi dùng kháng sinh cùng nhóm đó theo con đường toàn thân phối hợp.
Nhóm thuốc dùng cho trường hợp màng nhĩ bị thủng: Là những thuốc được bào chế bằng những kháng sinh có tính an toàn cao cho ốc tai như otofa, rifamycin, ciplox, efexin...
Otofa được bào chế với thành phần chính là rifamycine sodium. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Gr+ và Gr– trong các bệnh nhiễm trùng tai giữa. Rifamycine gây tác động trên các chuỗi xoắn ký trong nhân tế bào bằng cách hình thành một phức hợp ổn định gây ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn. Ciplox, efexin là một loại thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh ciprofloxacine - nhóm quinolone tác động chủ yếu lên các vi khuẩn Gr– và một số vi khuẩn Gr+.
Việc dùng thuốc điều trị VTG cần hết sức thận trọng và phải được thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa tai mũi họng.
Theo Báo SKĐS
Có 3 vấn đề hay gặp nhất về tuyến tiền liệt gồm phì đại tuyến tiền liệt lành tính, viêm tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. Nhiễm trùng (viêm) và phì đại không dẫn đến ung thư. Cả 3 loại bệnh này nếu phát hiện kịp thời đều có thể chữa khỏi.
Ba con người, ba số phận không may mắn đã không thể đi tiếp hành trình dài của cuộc sống nhưng họ đã trở thành vị cứu tinh cho những số phận không may mắn khác. Từ cơ thể của ba vị cứu tinh đó và tấm lòng rộng mở của những người thân trong gia đình họ, đã có bảy người khác được hồi sinh. Giây phút kỳ diệu của sự hòa trộn dòng máu Việt trong 10 con người ấy đến giờ vẫn còn gây xúc động và là động lực để thúc đẩy niềm tin cho các thầy thuốc Việt Nam nói chung và BV Việt Đức nói riêng về sự phát triển không ngừng của nền y học nước nhà.
(HBĐT) - Chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ đợt I/ 2010 nhằm tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân có mức sinh cao, vùng khó khăn. Chiến dịch được chính thức bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào 30/4. Qua hai tháng thực hiện chiến dịch, toàn tỉnh có 77 xã thực hiện với hơn 19.700 trường hợp tiếp nhận các biện pháp tránh thai an toàn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Chị cục DSKHHGĐ tỉnh, gói dịch vụ KHHGĐ tại chiến dịch lần này vẫn còn nhiều hạn chế.
Tại Việt Nam, theo thống kê mỗi năm, vi khuẩn Hib gây ra 625 trường hợp viêm màng não, hơn 100 nghìn trường hợp viêm phổi nặng. Bệnh để lại di chứng nặng nề như tổn thương não, thần kinh vĩnh viễn; điếc, rối loạn tâm thần và nguy cơ tử vong cao.
Viêm tiểu phế quản (TPQ) là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ còn bú. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt, những trường hợp nặng gây suy hô hấp có thể bị tử vong. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần có những hiểu biết về bệnh để chăm sóc trẻ được tốt hơn.
Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để nhiều loại virut, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trong cái nắng oi bức đầu hè, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội lượng bệnh nhân tăng đột biến, từ phòng bệnh, hành lang, sân... vốn đã chật chội, hơi người, phế thải "hòa tan" trong nhiệt độ cao đang biến thành "phụ gia" cho nắng "tấn công" bệnh nhân và người nhà.