Vô tư... đốt thuốc bất kể những lời cảnh báo. Ảnh chụp tại khu chờ thăm nuôi của Bệnh viện Chợ Rẫy.
Người nghiện thuốc lá rồi nhiễm ung thư phổi thường có lượng tiền sinh tố A trong cơ thể rất thấp, vì thế cần bổ sung kịp thời trong chế độ dinh dưỡng thường ngày
Khỏi nói dông dài cũng biết món thuốc nào hiện nay đang được tiêu thụ nhiều nhất, không chỉ riêng ở nước ta. Đó chính là thuốc lá, dù giá có tăng, dù lời cảnh báo về ung thư phổi được in thật lớn trên bao thuốc.
Cai thuốc là rất đúng nhưng khổ nỗi trong thực tế không phải cứ nói cai là cai ngay được, dù nhiều người đã rất quyết tâm. Nhưng như thế không có nghĩa là cứ trông chờ đến lúc cai được thì mới tính chuyện bảo vệ sức khỏe mà ngay khi chưa cai, hoặc cai nhưng chưa dứt được thì cũng phải tìm cách giới hạn mức độ nguy hại của khói thuốc, càng nhiều càng tốt.
Chưa cai được thì... né
Nếu như chưa đủ can đảm để nói không với thuốc lá thì thỉnh thoảng tệ lắm cũng nên “cắn răng” trốn hút năm, bảy ngày, né được càng lâu càng tốt. Đừng quên tiến trình hồi phục của nhu mô phổi được tính từng giờ không tẩm khói thuốc.
Kế đến, tuy không chắc như đinh đóng cột nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã ghi nhận vai trò quan trọng của một số sinh tố ở người hút thuốc. Chuyên gia thuộc Trường ĐH Johns Hopkins (Mỹ) đã phát hiện tỉ lệ nhiễm ung thư phổi rất thấp ở người tuy hút thuốc nhưng không thiếu tiền sinh tố A.
Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng ở Mỹ cũng vừa phổ biến kết quả nghiên cứu cho thấy người nghiện thuốc lá rồi nhiễm ung thư phổi thường là đối tượng có lượng tiền sinh tố A trong cơ thể rất thấp. Viện Nghiên cứu ung thư ở Phần lan sau đó đã xác minh là người hút thuốc vẫn còn hy vọng ít bị ung thư phổi nếu đừng quên bổ sung tiền sinh tố A trong chế độ dinh dưỡng thường ngày.
Chuyên gia ở Trường ĐH
Thầy thuốc ở Học viện Phòng ngừa ung thư Thụy Điển, sau khi đúc kết dữ liệu thống kê từ công trình kéo dài hơn 20 năm đã quả quyết là người hút thuốc lá sớm trở thành miếng mồi ngon của bệnh phổi, từ hội chứng tắc nghẽn (COPD) cho đến ung thư, khi cơ thể thường xuyên thiếu hụt cả 3 loại tiền sinh tố A, sinh tố A và E.
Bồi bổ sinh tố C mỗi ngày
Bên cạnh cặp bài trùng sinh tố A và E, các nhà nghiên cứu ở Học viện Miễn dịch Nam Phi cũng đã ghi nhận mối liên hệ mật thiết theo kiểu tỉ lệ nghịch giữa xác suất nhiễm ung thư phổi và lượng sinh tố C trong cơ thể.
Đó cũng là lý do vì sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người hút thuốc nên lưu ý bồi bổ cho cơ thể mỗi ngày với tối thiểu 100 mg sinh tố C. Theo kết quả nghiên cứu ở TP Baltimore (Mỹ), tuổi thọ của người bị ung thư phổi nhưng có chế độ dinh dưỡng dồi dào sinh tố A, E và C cao hơn nếu so với nhóm đối chứng thiếu các sinh tố này trong khẩu phần thường ngày.
Người hút thuốc, vì thế nếu muốn không thúc thủ sớm trước tế bào ung thư thì đừng dại quên ba mẫu tự A, C và E trong toa thuốc phòng ngừa ung thư phổi. Ngừa được hay không chưa biết nhưng thà bật một que diêm trong bóng tối, tất nhiên không để đốt thuốc, vẫn trăm lần đáng làm hơn là phó mặc định mệnh.
Ở Mỹ, để giúp cai nghiện thuốc lá, người ta mời người nghiện thuốc lá đến tham quan cảnh cấp cứu bệnh nhân trụy tim mạch vì ung thư phổi. Việc này nghe rất có lý, vì chưa thấy quan tài thì mấy ai chịu... đổ lệ.
Theo Báo NLĐ
(HBĐT) - Chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ đợt I/ 2010 nhằm tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân có mức sinh cao, vùng khó khăn. Chiến dịch được chính thức bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào 30/4. Qua hai tháng thực hiện chiến dịch, toàn tỉnh có 77 xã thực hiện với hơn 19.700 trường hợp tiếp nhận các biện pháp tránh thai an toàn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Chị cục DSKHHGĐ tỉnh, gói dịch vụ KHHGĐ tại chiến dịch lần này vẫn còn nhiều hạn chế.
Tại Việt Nam, theo thống kê mỗi năm, vi khuẩn Hib gây ra 625 trường hợp viêm màng não, hơn 100 nghìn trường hợp viêm phổi nặng. Bệnh để lại di chứng nặng nề như tổn thương não, thần kinh vĩnh viễn; điếc, rối loạn tâm thần và nguy cơ tử vong cao.
Viêm tiểu phế quản (TPQ) là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ còn bú. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt, những trường hợp nặng gây suy hô hấp có thể bị tử vong. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần có những hiểu biết về bệnh để chăm sóc trẻ được tốt hơn.
Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để nhiều loại virut, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trong cái nắng oi bức đầu hè, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội lượng bệnh nhân tăng đột biến, từ phòng bệnh, hành lang, sân... vốn đã chật chội, hơi người, phế thải "hòa tan" trong nhiệt độ cao đang biến thành "phụ gia" cho nắng "tấn công" bệnh nhân và người nhà.
Mùa hè thường nắng nóng là chủ khí của mùa hạ gọi là Thử và được coi như dương tà dễ làm hao tổn khí và tân dịch. Thử tà xâm nhập vào cơ thể làm ra nhiều mồ hôi khiến tân dịch bị thương tổn; nếu không kịp thời bù đắp rất có thể không những hao tổn tân dịch mà còn gây tổn thương đến nguyên khí. Để có thể khắc phục tình trạng này người xưa đã sớm biết sử dụng các chất có tính thanh nhiệt mà lại thanh đạm (dễ tiêu hóa) để dùng trong những ngày hè nóng bức ở nhiệt độ cao.
(HBĐT) - Chúng tôi tìm đến nhà lương y Nguyễn Thị Thập ở xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, mặc dù trời đã gần tối nhưng bà vẫn bận rộn với công việc hàng ngày của mình. Thang thuốc cuối cùng cũng đã bốc xong, gói ghém cẩn thận bà đưa cho người con trai để kịp gửi chuyến xe chiều về Hà Nội. Xong xuôi đâu đó, bà lại kiểm tra công đoạn phơi sao và dự trữ thuốc.