Viêm tắc động mạch chi dưới.
Viêm tắc động mạch là bệnh gây co thắt động mạch, làm rối loạn dinh dưỡng, dẫn đến hoại tử bộ phận do động mạch đó chi phối. Bệnh hay gặp ở nam giới và ở chi dưới, nhưng cũng thấy ở các động mạch chi trên, ruột, động mạch vành, động mạch não...
Vì sao lại sinh ra bệnh viêm tắc động mạch?
Đến nay người ta cho rằng viêm tắc động mạch là do: các yếu tố kích thích như khí hậu lạnh và ẩm kéo dài, nghiện thuốc lá, ăn uống thiếu các vitamin, tình trạng căng thẳng kéo dài về tâm và sinh lý... tác động lên thần kinh trung ương và thần kinh giao cảm, gây ra các phản ứng co thắt ở động mạch. Động mạch bị co thắt kéo dài gây thiếu máu cục bộ và đau đớn ở vùng tổ chức do nó chi phối, chính những yếu tố này lại kích thích thần kinh làm động mạch bị co thắt nặng thêm. Kết quả là động mạch bị co thắt liên tục và dẫn đến các biến đổi ngày càng nặng như lớp cơ của thành động mạch tăng sinh, lớp nội mạc động mạch dày lên, thoái hoá thần kinh giao cảm của thành động mạch, lòng động mạch bị hẹp lại và dần dần tạo nên các cục nghẽn... Quá trình này làm tắc động mạch hoàn toàn, vùng tổ chức do động mạch nuôi dưỡng bị thiếu máu nặng dẫn tới hoại tử, gây đau đớn và nhiễm khuẩn nhiễm độc.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tắc động mạch
Một người bị viêm tắc động mạch có thể nhận thấy các dấu hiệu sau đây: cảm giác lạnh và dị cảm như tê bì, kiến bò ở chi bị bệnh. Khi vận động thấy chóng mỏi. Dấu hiệu "đi cách hồi": người bệnh đi được một đoạn đường thì bị đau dữ dội và co rút cơ ở bắp chân nên phải dừng lại để nghỉ. Nghỉ vài phút thì hết đau và lại có thể đi tiếp. Đi tiếp được một quãng đường thì lại bị đau và bệnh nhân lại phải dừng lại để nghỉ. Nhưng theo thời gian, quãng đường đi được giữa các lần nghỉ ngày càng ngắn lại trong khi thời gian phải nghỉ để đỡ đau ngày càng dài hơn.
Vùng da bị tổn thương thay đổi màu sắc: da có màu tái nhợt hoặc xen kẽ các chỗ tái nhợt với các chỗ da bình thường. Khi bệnh nhân để thõng chân xuống (để máu đến chi nhiều hơn) thì thấy da đỡ tái nhợt và hồng lên. Nghiệm pháp gấp duỗi cổ chân: bệnh nhân nằm sấp, gấp duỗi khớp cổ chân vài lần thì sẽ thấy chỉ trong vài giây bàn chân của bệnh nhân sẽ trở nên tái nhợt. Khi cho bệnh nhân đứng dậy, nếu trong 10 giây màu da bàn chân không trở lại bình thường thì chứng tỏ có rối loạn tuần hoàn chi dưới. Nghiệm pháp Oppel và Buerger: bệnh nhân nằm ngửa, duỗi thẳng chân và giơ chân lên cao, chỉ sau vài giây da của chân đã chuyển thành tái nhợt. Nghiệm pháp Collins và Velenski: bệnh nhân nằm ngửa, duỗi thẳng chân và giơ chân lên cao, đồng thời với hiện tượng thay đổi màu sắc da còn thấy các tĩnh mạch mu bàn chân xẹp đi. Cho bệnh nhân ngồi dậy và buông thõng chân xuống, theo dõi thời gian các tĩnh mạch mu bàn chân đầy trở lại: bình thường các tĩnh mạch này đầy trở lại trong vòng 7 giây, nếu thời gian đầy lại kéo dài hơn thì chứng tỏ động mạch có thể bị tắc.
Bắt mạch cẩn thận và so sánh mạch ở cả hai chân, có thể thấy mạch chày sau và mạch mu chân yếu hoặc mất. Các triệu chứng rối loạn dinh dưỡng ở chi bị bệnh: rối loạn tiết mồ hôi, da chi thường khô, teo, lông thưa, rụng, các cơ bị teo, nhẽo. Xương chi bị xốp do tình trạng loãng xương. Loét và hoại tử đầu chi: gặp ở giai đoạn cuối của bệnh, cảm giác đau ở chi tăng lên, xuất hiện các vết loét ở đầu ngón chân và mu bàn chân, toàn trạng bệnh nhân suy sụp do nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng. Nhiệt độ da của chi bị tổn thương bị giảm đi rõ rệt (lạnh) so với bên lành. Siêu âm thấy thành động mạch dày lên, có các cục nghẽn mạch. Chụp động mạch cản quang xác định được mức độ co thắt của các động mạch bị viêm tắc, hình các cục nghẽn, mức độ lưu thông của động mạch.
Cắt cụt bàn chân do viêm tắc động mạch. |
Chữa trị và phòng bệnh
Điều trị nội khoa, dùng các thuốc chống co thắt mạch máu. Phẫu thuật cắt bỏ mạng lưới thần kinh giao cảm quanh động mạch. Mổ ghép mạch máu: cắt bỏ đoạn động mạch bị viêm tắc, dùng một đoạn mạch máu để ghép thay vào đoạn động mạch đã bị cắt bỏ. Đoạn mạch ghép có thể là một đoạn tĩnh mạch hiển trong của bệnh nhân (ghép tự thân), đoạn động mạch lấy từ người đã chết hiến tặng (ghép đồng loại) hay đoạn mạch máu nhân tạo. Làm thông mạch máu bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch máu, nong rộng đoạn động mạch bị hẹp bằng bóng nong vào lòng động mạch đến đoạn động mạch hẹp, bơm bóng cho căng ra để nong rộng lòng động mạch. Đặt sten vào đoạn động mạch hẹp: sten là một khung có độ cứng nhất định, được đặt trên một bóng nong động mạch. Tiến hành đưa bóng nong đó vào động mạch đến chỗ động mạch hẹp và bơm lên để làm giãn thành động mạch ra đồng thời gài sten đó nằm lại chỗ động mạch vừa được nong ra. Phương pháp này giúp tránh được tình trạng động mạch bị xẹp lại sau khi nong. Phẫu thuật cắt cụt chi bị viêm tắc động mạch là biện pháp cuối cùng, khi tình trạng hoại tử chi phát triển làm cho bệnh nhân đau đớn và suy sụp nặng.
Phòng bệnh bằng cách: loại bỏ các yếu tố kích thích gây có thắt mạch máu như lạnh, ẩm. Không hút thuốc. Tránh tình trạng căng thẳng kéo dài về tâm và sinh lý. Chế độ ăn uống đầy đủ các chất và vitamin.
Viêm tắc động mạch cần phân biệt với một số bệnh: hoại tử đầu chi do đái tháo đường, không có dấu hiệu "đi cách hồi". Xét nghiệm thấy glucoza máu tăng. Bệnh xơ vữa động mạch: thường bị tổn thương hệ thống động mạch toàn thân chứ không chỉ bị ở chi dưới như bệnh viêm tắc tĩnh mạch, nên có thể thấy các động mạch ở thái dương, cánh tay, động mạch quay căng như sợi thừng. Bệnh Raynaud, thường gặp ở nữ giới, trẻ tuổi, bệnh tiến triển thành từng đợt, tổn thương chủ yếu là ở đầu chi và đối xứng cả hai bên.
Theo Báo SKĐS
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, con người phải làm việc nhiều trên máy tính nên dễ mắc các bệnh như căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, suy giảm thị lực, đau vai, lưng..., trong đó phổ biến nhất là suy giảm thị lực. Ngoài ra, đối với người cao tuổi, mọi cơ quan trong cơ thể đều có biểu hiện lão hóa, cùng với đó, sức nhìn của mắt cũng giảm đi nhanh chóng do thủy tinh thể bị đục và thoái hóa hoàng điểm.
Những căng thẳng do thay đổi môi trường sống nhiều khi nhỏ có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần và hạnh phúc khi trưởng thành, một nghiên cứu mới đây tại Mỹ, đăng tải trên tạp chí Personality & Psychology, chỉ rõ.
Dầu ăn thường được nhiều người dân lựa chọn thay thế mỡ động vật trong chế biến thực phẩm hằng ngày, nhằm phòng các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, chọn loại dầu ăn nào và chế biến ra sao để đảm bảo dinh dưỡng, đem lại sự ngon miệng và không bị các tác dụng không mong muốn?
Sốt virut là bệnh gặp chủ yếu trong mùa hè ở trẻ, bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp với triệu chứng điển hình là trẻ đột ngột sốt cao 39 - 40oC, kèm theo các triệu chứng khác như ho, chảy mũi, rối loạn tiêu hóa, nổi ban...
Gừng từ lâu đã được dùng để trị nhiều bệnh như ho, cảm lạnh và đau dạ dày và mới đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Georgia (Mỹ) nhận thấy ăn gừng còn có thể giúp giảm các cơn đau cơ bắp do tập thể dục nhiều hoặc tập với cường độ cao gây ra.
Cùng với nồi xông, bát cháo giải cảm, đánh gió... cạo gió là một trong những phương pháp chữa bệnh độc đáo, được lưu truyền lâu đời trong dân gian.