Nếu bệnh nhân hiểu rõ hơn về thuốc thì thuốc sẽ là bạn đồng hành trong phòng, chữa bệnhCó bao giờ bạn uống nhầm liều lượng của một loại thuốc hoặc một loại dược phẩm nào chưa? Trong thực tế, thống kê từ nhiều bệnh viện cho thấy có rất nhiều tổn thương hoặc rối loạn do sử dụng dược phẩm gây ra. Nguyên nhân được phân tích là do sự nhầm lẫn của thầy thuốc trong kê toa hoặc do chính người bệnh nhầm lẫn khi sử dụng thuốc.

Những trường hợp như thế, theo IOM (Institute of Medicine), chúng ta hoàn  toàn  có thể ngăn chặn được nếu biết một vài mẹo nhỏ. Cũng theo IOM, chỉ riêng tại Mỹ, hằng năm có đến 1,5 triệu tai biến thuốc có thể ngăn chặn được. Bệnh nhân cần hiểu rõ về thuốc hơn để thuốc có thể là bạn đồng hành trong phòng, chữa bệnh.
 
Các chuyên gia về thuốc đã đưa ra quy tắc 3R (Recognizing, Respecting, Remembering), được cụ thể hóa vào đời sống nhằm hạn chế những sai lầm nghiêm trọng trong việc sử dụng dược phẩm. Cụ thể, bệnh nhân nói riêng và người sử dụng thuốc nói chung cần lưu tâm đến những điểm sau:
Khi mua thuốc, cần hỏi dược sĩ cách sử dụng một cách kỹ lưỡng. Ảnh: HỒNG THÚY
 
Tại phòng mạch của bác sĩ
 
Cần có sự chuẩn bị chu đáo trước khi đến phòng mạch bác sĩ. Hãy viết vào giấy tất cả những gì bạn muốn hỏi bác sĩ vì nếu không, sẽ có nhiều câu hỏi bị bỏ quên. Điều cần lưu ý nữa là hãy mang theo danh sách những loại  thuốc bạn đang dùng, bao gồm những thuốc kê toa và không yêu cầu kê toa (như vitamin, thuốc dân tộc...).
 
Khi bác sĩ kê toa xong, bạn cần lưu ý đến  tên thuốc và liều dùng. Cần phải chắc chắn rằng bạn đã biết sử dụng chúng như thế nào, lúc nào và trong bao lâu. Cần hỏi bác sĩ về những tác dụng phụ có thể xảy ra.
 
Tại nhà thuốc
 
Khi bác sĩ kê toa xong, bạn cầm nó đến nhà thuốc để mua thuốc. Đừng quên mang theo danh sách các loại  thuốc mà bạn đang sử dụng. Các dược sĩ thường lưu vào máy tính tất cả những loại  thuốc mà họ đã cung cấp để phòng sau này bạn có thắc mắc bất cứ vấn đề nào về cách sử dụng thuốc. Đây là nơi tốt nhất để bạn có thể nhận câu trả lời. Khi nhận thuốc xong, bạn cần kiểm tra lại tên thuốc và cách sử dụng xem chúng có giống với những gì bác sĩ đã căn dặn hay không. Cần kiểm tra lại cách sử dụng thuốc với các dược sĩ tại nhà thuốc. Câu nên hỏi dược sĩ là  những khả năng tương tác giữa dược phẩm và thực phẩm có thể xảy ra. Cũng cần nên tham khảo ý  kiến dược sĩ về các loại thuốc mà bác sĩ vừa kê với những loại  thuốc bạn đang sử dụng xem có sự tương tác nào hay không.
 
Khi ở nhà
 
Giữ những hồ sơ bệnh lý và toa thuốc của bạn một cách kỹ lưỡng. Muốn tránh những nhầm lẫn hoặc không nhớ mình đã uống thuốc hay chưa (điều này thường xuyên xảy ra với người cao tuổi hoặc mau quên) thì nên phân chia thuốc đủ  uống cho 7 ngày trong tuần. Để làm điều này, cần mua một dụng cụ gọi là Pill Organizer, có bán ở các nhà thuốc. Đây là một cách để hạn chế việc quên uống thuốc hoặc uống nhiều liều vì quên rằng mình đã uống.
 
Đọc kỹ những thông tin có trên thuốc (bao bì, toa, nhãn...) vì sẽ có tất cả thông tin về các tác dụng phụ, các khuyến cáo, thận trọng khi sử dụng, cách bảo quản thuốc, thời gian dùng thuốc...
 
                                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Phụ nữ thai sản xã Cao Sơn được quan tâm chăm sóc thai sản đủ 3 lần trước khi sinh.
Không có hình ảnh

Dùng dầu ăn thế nào có lợi nhất?

Dầu ăn thường được nhiều người dân lựa chọn thay thế mỡ động vật trong chế biến thực phẩm hằng ngày, nhằm phòng các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, chọn loại dầu ăn nào và chế biến ra sao để đảm bảo dinh dưỡng, đem lại sự ngon miệng và không bị các tác dụng không mong muốn?

Sốt virut ở trẻ em

Sốt virut là bệnh gặp chủ yếu trong mùa hè ở trẻ, bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp với triệu chứng điển hình là trẻ đột ngột sốt cao 39 - 40oC, kèm theo các triệu chứng khác như ho, chảy mũi, rối loạn tiêu hóa, nổi ban...

Gừng giúp xua tan cơn đau

Gừng từ lâu đã được dùng để trị nhiều bệnh như ho, cảm lạnh và đau dạ dày và mới đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Georgia (Mỹ) nhận thấy ăn gừng còn có thể giúp giảm các cơn đau cơ bắp do tập thể dục nhiều hoặc tập với cường độ cao gây ra.

Cạo gió đúng cách!

Cùng với nồi xông, bát cháo giải cảm, đánh gió... cạo gió là một trong những phương pháp chữa bệnh độc đáo, được lưu truyền lâu đời trong dân gian.

Dùng nấm rừng chữa bệnh hiểm nghèo (!?)

Đúng hẹn, Hoa phóng xe máy tới. Đó là một thanh niên to con, vạm vỡ, da dẻ hồng hào, nói chung nhìn bề ngoài không thấy có một biểu hiện bệnh lý gì. Hoa cười vui vẻ, nói: "Em khỏe lại được thế này là nhờ uống nước nấm rừng đó. Chứ lúc bị bệnh người gầy tóp, da vàng ệch, bụng chướng to đi đứng không vững... Không tin thì mấy anh cứ hỏi dân ở đây ai cũng biết!".

Phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ em – vấn đề quan tâm

(HBĐT) - Theo số liệu của Trung tâm YTDP tỉnh, năm 2009, trên địa bàn tỉnh có hơn 3.400 trẻ em và vị thành niên bị tai nạn thương tích (TNTT). Trong đó, độ tuổi từ 0 - 4 tuổi có 527 trường hợp, 4 trường hợp tử vong; từ 5 – 14 tuổi có 1.255 trường hợp, 11 trường hợp tử vong; từ 15 – 19 tuổi có 1.627 trường hợp, có 16 trường hợp tử vong. 3 tháng đầu năm nay đã xảy ra 673 trường hợp trẻ bị TNTT, 1 trường hợp tử vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục