Cà rốt, củ cải trắng là nguyên liệu rất tốt để chế biến món ăn cho người bệnh gan nhiễm mỡ.

Cà rốt, củ cải trắng là nguyên liệu rất tốt để chế biến món ăn cho người bệnh gan nhiễm mỡ.

Khi gan nhiễm mỡ, tùy theo triệu chứng đi kèm để phân ra nhiều thể khác nhau, mỗi thể nên chọn món ăn, thức uống thích hợp để giúp điều trị hiệu quả

 

Kinh nghiệm Đông y có các món ăn, thức uống sau đây dành cho người bị gan nhiễm mỡ:

 
- Thể can khí uất: Người bệnh tức ngực, trướng bụng, đau tức hạ sườn phải, ăn chậm tiêu, ợ hơi, người bực dọc, dễ cáu gắt. Món ăn, thức uống thích hợp:
 
+ Dùng 100 g gạo tẻ nấu thành cháo nhừ rồi cho vỏ quýt khô (15 g phơi khô tán nhỏ) trộn đều, hạ lửa nhỏ nấu sôi lại, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
 
+ Ép 100 g củ cải trắng lấy nước, 5 trái quất bỏ hạt, giã nát. Trộn đều nước củ cải và quất, thêm 20 g mật ong, hòa với 300 ml nước sôi. Chia 2 lần uống trước bữa ăn.
 
- Thể khí trệ huyết ứ: Đau tức hạ sườn phải, gan sưng to có thể sờ thấy được, lưỡi đỏ tía, mạch căng như dây đàn. Món ăn, thức uống thích hợp:
 
+ Sấy khô, tán vụn 3 g củ tam thất, 3 g trà xanh. Hai thứ hãm với 200 ml nước sôi trong 10-15 phút. Uống thay trà và  có thể ăn luôn cả xác.
 
+ 10 g nghệ vàng, 10 g vỏ quýt khô. Hai thứ phơi khô tán nhỏ cùng 3 g trà xanh. Chia 2 lần sắc uống.
 
- Thể đàm thấp: Thường gặp ở người béo phì, bụng to, tay chân nặng nề, yếu mỏi không có sức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng dày. Món ăn, thức uống thích hợp:
 
+ 15 g sơn tra xắt mỏng, 15 g lá sen phơi khô, bóp vụn. Trộn hai thứ nấu chung với 600 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trong ngày.
 
+ 30 g ý dĩ nhân, 50 g lá sen tươi thái nhỏ. Hai thứ nấu chung với 100 g gạo tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
 
- Thể tì khí suy: Người bệnh suy nhược cơ thể, mệt mỏi không có sức, hơi thở ngắn, ăn uống kém, bụng đầy, đại tiện phân lỏng. Món ăn, thức uống thích hợp:
 
+ 15 g sơn tra xắt mỏng, 100 g bột bắp trộn đều với nước nóng. Nấu sơn tra với 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cho hồ bột bắp vào nồi, vừa đổ vừa quậy đều cho tan bột. Dùng ăn điểm tâm.
 
+ 20 g củ khoai mài ngâm nước cho mềm. Cà rốt 50-80 g bỏ vỏ, xắt lát. Hai thứ nấu cùng 100 g gạo tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
 
 - Thể can thận âm hư: Người bệnh đau tức vùng hạ sườn phải, chóng mặt, ù tai, đau lưng mỏi gối; lòng bàn tay, bàn chân và ngực đều nóng, người gầy, da khô, khát nước, tiểu tiện vàng. Món ăn, thức uống thích hợp:
 
+ 30 g hà thủ ô nấu với 1 lít nước, sắc còn 500 ml.  Dùng nước vừa đủ để nấu với 100 g gạo tẻ và đại táo (4-6 trái bỏ hạt) thành cháo nhừ. Cho đường phèn hoặc mật ong vào khuấy đều. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
 
+ 15 g hải sâm ngâm nước ấm, 15 g mộc nhĩ trắng ngâm nước nửa ngày cho mềm, bỏ cuống. Hai thứ nấu với 100 g gạo tẻ thành cháo nhừ, thêm gia vị. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
 
- Thể thấp nhiệt và đàm ứ: Gan sưng to đau tức; mắt vàng; da vàng; miệng khô, đắng; nước tiểu vàng; người buồn bực, dễ cáu gắt; rêu lưỡi vàng, dơ. Thường gặp ở người bị viêm gan vàng da, viêm gan siêu vi (B, C), người nghiện rượu. Nếu gan nhiễm mỡ do can đởm thấp nhiệt thì dùng:
 
+ Cúc hoa 15 g. Thảo quyết minh 30 g sao vàng, tán nhỏ. Hai thứ hãm với 200 ml nước sôi trong 15 phút. Chia nhiều lần uống thay nước trà.
 
+ Bí đao 350 g bỏ vỏ, hạt. Nấm rơm tươi 150 g. Cho nước rau củ vào chảo cùng với bí đao và nấm rơm. Nấu lửa lớn cho sôi, hớt bỏ bọt, nêm gia vị, cho sôi riu riu đến chín đều. Rưới bột ướt và dầu mè vào, trộn đều. Ăn trong bữa cơm hoặc ăn riêng.

Khi gan nhiễm mỡ do nghiện rượu...

Nếu bị gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì hai món sau đây được Đông y khuyên dùng: 30 g sắn dây, 1/2 lá sen. Hai thứ nấu với 1 lít nước, sắc còn 750 ml, chia 2-3 lần uống trong ngày.

 
Sơn tra 30 g, sắn dây 30 g, tất cả phơi khô, tán bột. Gạo tẻ 50 g nấu thành cháo nhừ, cho bột sơn tra và sắn dây vào, khuấy đều. Nấu lửa nhỏ, sôi thêm 20 phút rồi cho đường vàng 20 g vào trộn đều. Chia 2 lần ăn sáng và chiều, lúc đói bụng.

 

                                                                                         Theo NLĐ

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục