Góc tư vấn dinh dưỡng kỳ này giới thiệu phần trả lời của bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thanh, Phòng khám Tư vấn Dinh dưỡng Vinamilk

 

 Bố tôi bị bệnh tiểu đường và đường ruột yếu, hay bị rối loạn tiêu hóa. Vinamilk có sản xuất loại sữa chua Probi. Trường hợp của bố tôi có ăn được sữa chua Probi và chế độ ăn như thế nào?

Phạm Hùng (hightbrower@...)

 
Trả lời: Bác có bệnh tiểu đường thì sữa chua không đường Kefir mới là sản phẩm thích hợp. Vinamilk Kefir được làm từ loại men đặc biệt, giúp: Giảm cholesterol, giảm stress; kích thích hệ thống miễn dịch, ức chế vi khuẩn có hại; rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường. 
 
* Con tôi khi sinh ra 2,7 kg; đến nay được 16 tháng và cân nặng 8,2 kg. Cháu ăn ngày 3 bữa cháo nhưng không tăng cân và hay táo bón. Xin hỏi Vinamilk có sữa nào phù  hợp và giúp  cải thiện  cân nặng?

Nguyễn Kim Dung _(vananhdunghai@... )

 
Trả lời: Bé đang nằm trên ngưỡng suy dinh dưỡng. 16 tháng tuổi cần cân nặng 10,4 kg và cao 77,8 cm. Bạn cần điều chỉnh chế độ ăn tăng lên cho bé ngày 3 chén cháo nhưng chất lượng chén cháo phải có đủ 2 muỗng cà phê dầu ăn và 35-40 g thịt/cá/tôm... Sữa uống  mỗi ngày 500-600 ml, nên cho uống sữa giàu đạm, giàu năng lượng dành cho trẻ suy dinh dưỡng Dielac Pedia.
 
Cho ăn mỗi ngày 1-2 hộp sữa chua sẽ cung cấp nhiều lợi khuẩn cho đường ruột, ngừa táo bón và 100-150 g hoa quả chín sau các bữa ăn chính. Để không táo bón, bạn lưu ý pha sữa đúng tỉ lệ ghi trên hộp sữa, cho bé uống nước 500-600 ml/ngày, tập đi cầu theo một giờ nhất định. Các sản phẩm Vinamilk phù hợp: Sữa bột  Dielac Pedia; Dielac Alpha 123; bột dinh dưỡng Ridielac Alpha sữa - ngũ cốc, thịt heo, thịt bò, tôm; sữa chua Vinamilk; sữa chua men sống Probi; phô mai Vinamilk.
 
Bạn đọc có thắc mắc, xin gửi thư về Báo Người Lao Động (số 14 Cách Mạng Tháng Tám, quận 1- TPHCM), ngoài phong bì đề Góc tư vấn dinh dưỡng hoặc email về tuvandinhduong@nld.com.vn
 
 
 
                                                                                          Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trẻ em nhập viện tăng mạnh với các bệnh liên quan đến thời tiết nắng nóng.
Không có hình ảnh

Phòng ngừa bệnh lao ở trẻ em

Bệnh lao gây ra bởi vi trùng KOCH (BK), do sự lây nhiễm trực tiếp. Trẻ em - nhất là các cháu sơ sinh - dễ bị lây bệnh nên cần phải tiêm phòng cho các cháu bằng vaccin BCG (vi khuẩn mang tên người tìm ra chúng là Calmette và Guérin). Các cháu có thể bị lây từ một người không biết mình có bệnh hoặc một người có bệnh nhưng lại tưởng là mình đã khỏi rồi.

Muối diêm, phân đạm bảo quản thực phẩm: Lợi và hại?

Muối diêm (MD) được phép dùng bảo quản thịt, xúc xích, lạp xưởng, jambon; giữ chúng được hàng tháng. Phân đạm (PĐ) (urê) bị cấm dùng trong thực phẩm nhưng nếu lạm dụng ướp cá cũng có thể làm cho cá có vẻ như vẫn tươi, dù đã đánh bắt trước đó hàng tuần… người tiêu dùng nên biết để có các cảnh giá cần thiết.

Bùng phát bệnh đau mắt đỏ

Các tỉnh miền Bắc đang đối mặt với nguy cơ xảy ra dịch bệnh đau mắt đỏ trên diện rộngBác sĩ Hoàng Cương, Khoa Khám bệnh Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết những ngày qua, số người đến khám vì đau mắt đỏ tăng đáng kể. Trong số hơn 1.200 bệnh nhân tới khám các bệnh về mắt trong mấy ngày cuối tuần qua đã có trên 100 người đau mắt đỏ với các triệu chứng phù mí, đỏ mắt, chảy nước mắt, chói mắt.

Những thói quen không tốt trong hè

Thời tiết mùa hè nóng, rất nhiều người thích tắm nước lạnh, ăn đồ ăn lạnh, hay nằm điều hòa mát... Những thói quen này có thể sẽ khiến cơ thể bạn bị tổn thương. Dưới đây là 4 điều cần tránh trong mùa hè.

Hơn 60 cán bộ y tế bệnh viện tuyến tỉnh, huyện được tập huấn TCMR vắc xin viêm gan B liều sơ sinh

(HBĐT) - Ngày 12/7, Trung tâm YTDP tỉnh đã tổ chức tập huấn TCMR vắc xin viêm gan B liều sơ sinh cho 66 cán bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh và cán bộ y tế bệnh viện đa khoa 11 huyện, thành phố

420.231 người tham gia BHYT bắt buộc và tự nguyện

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 420.231 người tham gia BHYT bắt buộc và tự nguyện với tổng số tiền thu BHYT là 35,7 tỷ đồng đạt 45,36%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục