Con người tùy theo tuổi tác mà có giấc ngủ dài hay ngắn, nông hay sâu. Trẻ sơ sinh và người rất già (trên 90 tuổi) ngủ rất nhiều, tới 10-15 giờ mỗi ngày, người trưởng thành cần ngủ 7-8 giờ/ngày.
Nếu không đạt được những giờ ngủ bình thường ấy kèm theo khó ngủ và giấc ngủ không ngon, không sâu sẽ làm suy giảm hoạt động ban ngày, hiện tượng này gọi là mất ngủ. Mất ngủ tạm thời là mất ngủ khoảng dưới 2 tuần lễ, mất ngủ mạn tính được quy ước từ 3 tháng trở lên.
Muốn chữa mất ngủ thì điều cốt yếu là tìm nguyên nhân gây mất ngủ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ tìm được nguyên nhân, trong trường hợp chưa tìm được nguyên nhân cần có sự hỗ trợ của thuốc ngủ. Nếu không có tổn thương thực thể nào, đa phần là do kích thích, căng thẳng, lo âu, suy nghĩ quá mức.
Thị trường thuốc hiện nay có rất nhiều thuốc ngủ, an thần, đó là:
Các barbital: Những thuốc này, thế kỷ trước được dùng nhiều và rộng rãi, nay đã có nhiều thuốc mới an toàn hơn, thuốc chỉ còn sử dụng trong một phạm vi nhất định như gây mê, cho bệnh nhân bị động kinh...
Các benzodiazepin: Thuốc có nhiều dẫn xuất được dùng nhiều nhất, mỗi dẫn xuất lại có những tác dụng an thần như: trấn tĩnh, giải lo âu; điều trị rối loạn giấc ngủ do kích thích, mệt mỏi lo lắng; chống kinh giật, co thắt cơ. Một số dẫn xuất còn được dùng để làm thuốc cai rượu...
Đây là mẫu, bạn có thể sửa lại ảnh, màu nền, kích cỡ của bảng tùy theo nhu cầu. |
Các thuốc này đều có tác dụng khá giống nhau, nhưng có nhiều điểm khác nhau về mức độ tác dụng, thời gian tác động (ngắn, trung bình, dài), thời gian bán thải ít là vài giờ, lâu có thể tới 100 giờ. Ví dụ như estazolam thời gian tác động trung bình, thời gian bán thải từ 10-24 giờ; flurazepam, thời gian bán tác động dài, thời gian bán thải tới 100 giờ. Đa số những thuốc này đều để lại những tác dụng không mong muốn gây khó chịu như lờ đờ, vật vã, chếnh choáng...
Điều hết sức chú ý khi dùng các thuốc ngủ an thần dẫn xuất benzodiazepin là: Có thể bị lệ thuộc nếu dùng liều cao, lâu dài. Khi không dùng thuốc, có hiện tượng cai thuốc như nhức đầu, mất ngủ, lo âu, đau và căng cơ, dễ bị kích thích, lú lẫn, có thể bị run, co giật, ảo giác và quên. Vì vậy cần có sự chỉ định liều lượng, thời gian sử dụng của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc có nhiều chống chỉ định: người nhược cơ, trầm cảm, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối thai kỳ và người đang nuôi con bú.
Cấm uống rượu và chế phẩm có cồn (bia, vang nhẹ, rượu nếp...) hoặc dùng cùng lúc với các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị động kinh, thuốc kháng histamin H1 làm dịu... vì nếu uống cùng các thuốc này sẽ làm tăng tác dụng an thần tới mức nguy hiểm.
Không dùng cho người đang đứng máy, lái xe, làm việc trên cao hoặc môi trường nguy hiểm; những người phải thức đêm (trực đêm), những người phải tập trung tinh thần, tư tưởng vào công việc. Người già có thể bị ngã do tác dụng phụ của thuốc.
Các kháng histamin H1 làm dịu: dựa vào nhóm etylamin, người ta tổng hợp ra các thuốc kháng histamin H1 để dùng trong trường hợp dị ứng, buồn nôn, nôn, ban ngứa, chóng mặt, nhưng riêng với diphenhydramin và promethazin được dùng trong chứng mất ngủ.
Cần lưu ý là chúng cũng có các chống chỉ định và lưu ý như các benzodiazepin trên đây mà còn có những tác dụng phụ như suy giảm hệ thần kinh trung ương, ngủ sâu, mệt mỏi, choáng váng, mất phối hợp hoặc ngược lại là kích thích với người già và trẻ em. Thuốc còn gây nhức đầu, keo dịch tiết (khô miệng, mờ mắt, táo bón) đặc biệt gây tăng triển khối u tuyến tiền liệt.
Mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân: có thể do lo nghĩ, buồn phiền căng thẳng (stress); do rối loạn hành vi tâm thần; do bệnh trầm cảm, bệnh đường tiêu hóa, tim mạch, hô hấp, tiết niệu, thần kinh, da, cơ xương... các chứng đau nói chung; ngừng thở khi ngủ; do xa lạ nhà, do môi trường sống như tiếng ồn, nhạc, mùi và đặc biệt là do thuốc. Rất nhiều chất gây mất ngủ như cafein, nicotin, amphetamin, các corticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta và chủ vận beta, thuốc tránh thai uống, aminophylin, hormon tuyến giáp thuốc kích thích ba vòng... |
Các thuốc khác:
Các thuốc như benzoctamin tác dụng trấn tĩnh nhưng an thần kém hơn diazepam; buspiron tác dụng trị lo âu là chính, không gây an thần; captodiam tác dụng trấn tĩnh nhẹ; etifoxin trị lo âu và điều hòa thần kinh thực vật; hydroxyzin với thần kinh dễ kích thích và gây ngủ nhẹ; mephenoxalon dùng trong căng thẳng thần kinh, tăng xúc cảm, rối loạn thần kinh thực vật; meprobamat với lo âu, thần kinh bị kích thích và khó ngủ; trimetozin gây trấn tĩnh, giải lo âu nhưng không gây ngủ và không thư giãn cơ; valnoctamid gây trấn tĩnh giải lo âu do rối loạn chức năng; zolpidem chủ vận đặc hiệu đến thụ thể trung tâm thuộc phức hợp.Các dược thảo: Việc truyền tụng tâm sen, nhị sen, lá vông, hoa thiên lý, lạc tiên, tang bạch bì, long nhãn, đan sâm, táo nhân... theo kinh nghiệm dân gian ít nhiều có tác dụng an thần. Tuy nhiên để có hiệu lực và tác dụng, thuốc cần được tiêu chuẩn hóa về các mặt, kể cả lâm sàng, tương tự như passiflozine (passiflore và aubepine) hoặc passinevryl (passiflore - cây lạc tiên, aubepine - cây đào gai, valeriane - cây nữ lang, saule - cây liễu) với dạng bào chế thích hợp sẽ tốt hơn nhiều. Mất ngủ là một điều tồi tệ trong đời sống. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, lao động học tập và tâm sinh lý. Thuốc ngủ chỉ có tác dụng hỗ trợ, không chữa được tận gốc căn nguyên bệnh. Dùng thuốc nên từ liều thấp và điều quan trọng là tránh lạm dụng thuốc và phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Không nên uống trà, cà phê và các chất kích thích thần kinh, nhất là buổi tối. Uống một cốc sữa nóng, luyện tập nhẹ nhàng và vệ sinh giấc ngủ tỏ ra có ích.
Theo Báo SKĐS
Góc tư vấn dinh dưỡng kỳ này giới thiệu phần trả lời của bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thanh, Phòng khám Tư vấn Dinh dưỡng Vinamilk
Đối với các món cháo mùa hè, ngoài gạo ra, các thực phẩm phối thuộc phải có tính thanh nhiệt và thanh đạm nhằm giúp cho cơ thể chống đỡ được với điều kiện thời tiết hết sức nóng bức, Đông y gọi là “thời khí có tính viêm nhiệt”.
Hiện nay, tại một số bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh, trẻ em mắc sốt xuất huyết (SXH) nhập viện tăng. Mỗi ngày Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận từ 15 đến 20 trẻ em mắc SXH. Tại bệnh viện này, đã có gần 80 cháu đang được điều trị nội trú, tăng hơn so với các tuần trước đây.
(HBĐT) - Trong những ngày tới sẽ vẫn có thêm vài đợt nắng nóng gay gắt nữa xảy ra. Nắng nóng chỉ “hạ nhiệt” khi bước sang thời điểm tháng 8. Diễn biến thời tiết bất lợi đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ và đời sống của người dân. Bệnh tật và nguy cơ bùng phát bệnh dịch là thực tế đang đe doạ từng ngày. Ông Trần Quang Khánh, Phó Giám đốc Sở Y tế có một số thông tin chia sẻ xung quanh vấn đề này.
Dân ta phải biết sử ta – điều đó tưởng như là hiển nhiên nhưng thực tế một bộ phận công chúng đang lơ mơ lịch sử của chính dân tộc mình. Ngay cả khi sự kiện trọng đại của dân tộc sắp diễn ra: 1000 năm Thăng Long – Hà Nội thì không phải ai cũng nắm được lịch sử của vùng đất linh kiệt này, nhất là với các em học sinh. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc về vấn đề này.
Bệnh lao gây ra bởi vi trùng KOCH (BK), do sự lây nhiễm trực tiếp. Trẻ em - nhất là các cháu sơ sinh - dễ bị lây bệnh nên cần phải tiêm phòng cho các cháu bằng vaccin BCG (vi khuẩn mang tên người tìm ra chúng là Calmette và Guérin). Các cháu có thể bị lây từ một người không biết mình có bệnh hoặc một người có bệnh nhưng lại tưởng là mình đã khỏi rồi.