Đăng ký khám bệnh BHYT tại Bệnh viện Chợ Rẫy - TPHCM

Đăng ký khám bệnh BHYT tại Bệnh viện Chợ Rẫy - TPHCM

Ngày 14-7, tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND TPHCM, các sở, ngành liên quan về việc giải quyết kiến nghị của cử tri về những vướng mắc trong việc thực hiện Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), nhiều thành viên trong đoàn công tác của Ban Dân nguyện-Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng người bệnh còn quá khốn khổ vì BHYT.

 

"Râu” y tế, “cằm” xây dựng!

 
Theo nhiều đại biểu, Luật BHYT hiện nay còn một số điểm, điều khoản chưa rõ ràng, các thông tư hướng dẫn sửa đổi chưa bổ sung kịp thời nên người bệnh chưa được chăm sóc đúng mức. Theo ông Trần Thế Vượng, Trưởng Đoàn công tác Ban Dân nguyện, sau hơn một năm triển khai thực hiện nhưng mỗi nơi thực hiện BHYT mỗi kiểu. Ông cho biết hàng loạt bức xúc, kiến nghị của cử tri mà Ban Dân nguyện ghi nhận tập trung nhiều nhất, gồm: Giải quyết quyền lợi BHYT cho người bị tai nạn giao thông; việc cấp đổi thẻ BHYT cho trẻ em, học sinh, sinh viên; vấn đề BHYT chi trả khấu hao trang thiết bị giữa bệnh viện công và bệnh viện tư... “Ray rứt nhất vẫn là bất lực quản lý về giá thuốc của ngành y tế” - ông Vượng nói.
 
Về vấn đề này, bác sĩ Phan Văn Báu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, nêu ra một thực tế tréo ngoe: Quy định bắt buộc đấu thầu thuốc vào các bệnh viện được Bộ Y tế triển khai từ năm 2005. Tuy nhiên, do chưa có quy định đấu thầu nào đặc trưng cho ngành y tế nên phải áp dụng cách đấu thầu của ngành xây dựng.
 
Cũng theo bác sĩ Báu, tiền thuốc chiếm 50%-60% chi phí y tế của người bệnh. Muốn quản được giá thuốc phải quản lý ngay đầu vào từ Bộ Y tế.  Ngoài ra, phải nhanh chóng thành lập một trung tâm đầu mối chuyên phân phối thuốc cho các bệnh viện.
 
Vẫn còn chậm
 
Theo ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TPHCM, đến cuối tháng 6-2010, TPHCM có hơn 4,3 triệu người tham gia BHYT (tăng hơn 45% so với trước khi có luật); tổng số tiền tham gia BHYT là 1.146 tỉ đồng. TPHCM cũng là một trong những địa phương tiên phong trong việc hỗ trợ kinh phí BHYT cho người nghèo, cấp thẻ BHYT cho trẻ em, học sinh, sinh viên... Tuy nhiên, ông Sang cũng nhìn nhận tiến độ triển khai thực hiện Luật BHYT tại TP dù không “ám ảnh” như các địa phương khác nhưng vẫn còn chậm so với tình hình chung. Nguyên nhân khách quan là do cơ chế, quy định từ các cơ quan cấp Trung ương.
 
 Ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết nhờ sự đốc thúc, phối hợp thực hiện chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương nên việc triển khai Luật BHYT cơ bản tạo thuận lợi cho người dân. Tuy nhiên, theo Sở Y tế TPHCM, vẫn còn quá nhiều vướng mắc: Bệnh viện gây khó cho người tham gia BHYT, việc đồng chi trả từ 5%-20% vượt quá khả năng đối với người bị bệnh nặng, mãn tính, chưa có biện pháp chế tài đối với đối tượng bắt buộc tham gia BHYT là học sinh, sinh viên...
 
Một vấn đề bức xúc khác được bác sĩ Nguyễn Tài Dũng, đại diện Sở GD-ĐT TPHCM, nêu: Khi triển khai Luật BHYT, các ngành đã cắt phần hỗ trợ của Nhà nước 20.000 đồng/học sinh vốn đã tồn tại lâu nay. Đây là khoản chi phí rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Chúng tôi đã kiến nghị trả lại khoản này cho học sinh nhưng không nthấy cơ quan nào hồi âm.

7 vấn đề của BHYT

Ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TPHCM, đưa ra 7 kiến nghị nhằm phát triển BHYT: Lập danh sách cấp thẻ BHYT khi trẻ làm giấy khai sinh; nâng cấp mở rộng cơ sở y tế; vận động học sinh, sinh viên tham gia BHYT; định giá một số kỹ thuật y tế dành cho trẻ em; hướng dẫn thanh toán BHYT cho người bị tai nạn giao thông; quản lý giá thuốc; hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên tham gia BHYT.

 

                                                                                     Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trẻ em nhập viện tăng mạnh với các bệnh liên quan đến thời tiết nắng nóng.

Phải tìm cách cho học sinh yêu lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Dân ta phải biết sử ta – điều đó tưởng như là hiển nhiên nhưng thực tế một bộ phận công chúng đang lơ mơ lịch sử của chính dân tộc mình. Ngay cả khi sự kiện trọng đại của dân tộc sắp diễn ra: 1000 năm Thăng Long – Hà Nội thì không phải ai cũng nắm được lịch sử của vùng đất linh kiệt này, nhất là với các em học sinh. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc về vấn đề này.

Phòng ngừa bệnh lao ở trẻ em

Bệnh lao gây ra bởi vi trùng KOCH (BK), do sự lây nhiễm trực tiếp. Trẻ em - nhất là các cháu sơ sinh - dễ bị lây bệnh nên cần phải tiêm phòng cho các cháu bằng vaccin BCG (vi khuẩn mang tên người tìm ra chúng là Calmette và Guérin). Các cháu có thể bị lây từ một người không biết mình có bệnh hoặc một người có bệnh nhưng lại tưởng là mình đã khỏi rồi.

Muối diêm, phân đạm bảo quản thực phẩm: Lợi và hại?

Muối diêm (MD) được phép dùng bảo quản thịt, xúc xích, lạp xưởng, jambon; giữ chúng được hàng tháng. Phân đạm (PĐ) (urê) bị cấm dùng trong thực phẩm nhưng nếu lạm dụng ướp cá cũng có thể làm cho cá có vẻ như vẫn tươi, dù đã đánh bắt trước đó hàng tuần… người tiêu dùng nên biết để có các cảnh giá cần thiết.

Bùng phát bệnh đau mắt đỏ

Các tỉnh miền Bắc đang đối mặt với nguy cơ xảy ra dịch bệnh đau mắt đỏ trên diện rộngBác sĩ Hoàng Cương, Khoa Khám bệnh Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết những ngày qua, số người đến khám vì đau mắt đỏ tăng đáng kể. Trong số hơn 1.200 bệnh nhân tới khám các bệnh về mắt trong mấy ngày cuối tuần qua đã có trên 100 người đau mắt đỏ với các triệu chứng phù mí, đỏ mắt, chảy nước mắt, chói mắt.

Những thói quen không tốt trong hè

Thời tiết mùa hè nóng, rất nhiều người thích tắm nước lạnh, ăn đồ ăn lạnh, hay nằm điều hòa mát... Những thói quen này có thể sẽ khiến cơ thể bạn bị tổn thương. Dưới đây là 4 điều cần tránh trong mùa hè.

Hơn 60 cán bộ y tế bệnh viện tuyến tỉnh, huyện được tập huấn TCMR vắc xin viêm gan B liều sơ sinh

(HBĐT) - Ngày 12/7, Trung tâm YTDP tỉnh đã tổ chức tập huấn TCMR vắc xin viêm gan B liều sơ sinh cho 66 cán bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh và cán bộ y tế bệnh viện đa khoa 11 huyện, thành phố

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục