Có thể nói chừng một phần ba cuộc đời là chìm trong giấc ngủ. Bởi vậy, các chuyện liên quan đến giấc ngủ có vai trò hết sức quan trọng, trong đó có việc chọn tư thế nằm tốt nhất.

 

Người ta không thể giữ mãi một tư thế ngủ suốt đêm mà mỗi đêm người ta trở mình có thể từ 20 - 45 lần. Tuy nhiên, theo thói quen, mỗi người vẫn có một tư thế nằm ngủ chủ đạo. Có người nằm thẳng đơ, có người thích nằm sấp úp mặt vào gối, có người nằm co như con tôm, nằm dang tay, duỗi chân hoặc khoanh tay trên ngực mà ngủ.

Dân gian có câu: “Đứng như tùng, ngồi như chuông, nằm như cung”. Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử đã khuyên “Tầm bất thi” (không nằm như xác chết). Sách Thiên kim yếu phương viết: “Co gối nằm nghiêng lợi cho khí lực”.

Theo các nhà dưỡng sinh cổ truyền, tư thế nằm ngủ tốt nhất là nằm nghiêng về bên phải, thân thể co tự nhiên. Bởi lẽ, với tư thế này, cơ bắp toàn thân được thư giãn triệt để, các cơ quan tạng phủ luôn được giữ trong vị trí tự nhiên, khí huyết lưu thông được dễ dàng nhất, rất có lợi cho việc giải trừ mệt mỏi, phục hồi và nâng cao sức khỏe.

Nếu nằm ngủ ở tư thế ngửa hay sấp hoặc thân mình và hai chân luôn ở vị trí duỗi thẳng thì cơ bắp không được thư giãn đầy đủ. Vả lại, khi ngửa mặt lên, lúc ngủ say, cuống lưỡi sẽ hạ xuống, nước bọt dễ lọt vào khí quản gây ho sặc, tạo ra tiếng ngáy rất khó chịu cho người khác.

Khi nằm sấp, ngực bị đè ép khiến hoạt động của tim và phổi không được thuận lợi, mũi bị gối lấp kín buộc người ta phải nghiêng đầu sang một bên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh chứng lạc chẩm (vẹo cổ, đau gáy).

Với trẻ em, tư thế nằm sấp khi ngủ trong một thời gian dài khiến xương mặt dễ biến dạng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ do xương mặt và vòm họng ở lứa tuổi này chưa phát triển đầy đủ. Nằm nghiêng bên trái, tim bị đè nén ảnh hưởng đến tuần hoàn và với người có bệnh lý dạ dày thì sẽ lâu khỏi, thậm chí có thể nặng lên.

Về lý thuyết là vậy nhưng thực ra, tư thế nằm ngủ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố sinh, bệnh lý. Ví như phụ nữ có thai, không nên nằm ngửa, vì với tư thế này, tử cung sẽ đè lên các tĩnh mạch làm lượng máu về tim giảm đi khiến lượng ôxy cung cấp cho não cũng theo đó suy giảm, phát sinh các chứng tức ngực, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, thậm chí tụt huyết áp.

Người bị bệnh tim nặng, viêm khí phế quản, hen phế quản chỉ có thể chọn tư thế nửa nằm nửa ngồi; người bị bệnh viêm gan cấp tính có triệu chứng đau âm ỉ vùng hạ sườn phải thì đương nhiên phải chọn tư thế nằm nghiêng về bên trái...

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục