Một tháng phát hiện hơn 52.000 cơ sở không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng chỉ có khoảng 45% số cơ sở vi phạm bị xử lý. Đây là thông báo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại buổi gặp gỡ báo chí chiều 27-7 về kết quả thực hiện Tháng hành động vì chất lượng ATVSTP năm nay.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP lo ngại, tình trạng vi phạm các quy định về ATVSTP vẫn đang gia tăng, càng kiểm tra, cơ quan chức năng càng phát hiện sai phạm. Riêng trong Tháng hành động vì chất lượng ATVSTP năm nay, qua kiểm tra 210.062 cơ sở, chủ yếu là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm nguy cơ cao như: sữa, bánh kẹo, nước uống đóng chai, nước đá, bếp ăn tập thể và thức ăn đường phố đã phát hiện tới 52.009 cơ sở không đạt yêu cầu về ATVSTP, chiếm tỷ lệ 24,75%.
Trong khi đó, trong tháng hành động năm ngoái, qua kiểm tra, số cơ sở vi phạm các quy định về ATVSTP chỉ chiếm 17,63% với khoảng 31.000 cơ sở.
Đáng chú ý, việc phát hiện những cơ sở vi phạm về ATVSTP của các đoàn kiểm tra tại địa phương rất yếu so với các đoàn kiểm tra liên ngành của trung ương. Chỉ có 11 đoàn kiểm tra liên ngành trung ương nhưng phát hiện tới 67,11% cơ sở vi phạm, còn các địa phương chỉ phát hiện được khoảng 25% số cơ sở vi phạm.
Hơn nữa, mặc dù phát hiện được nhiều vi phạm nhưng việc xử lý các cơ sở vi phạm lại rất hạn chế, không nghiêm khắc, nhất là với địa phương. Thống kê cho thấy, số cơ sở vi phạm ATVSTP bị phát hiện trong toàn quốc không bị xử lý chiếm tới 54,28%.
Cùng với tình trạng trên, Cục ATVSTP cũng nêu rõ, số vụ ngộ độc thực phẩm tiếp tục gia tăng. Tính đến cuối tháng 6-2010, cả nước đã xảy ra 88 vụ ngộ độc, làm 2.929 người mắc, với 32 trường hợp tử vong. So với cũng kỳ năm ngoái, số vụ, số người mắc và tử vong đều tăng từ 8,9% cho tới 35,4%.
Quốc Lập
Đà Nẵng: Hơn 1.000 cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm Ngày 27-7, Ban chỉ đạo liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế TP Đà Nẵng, cho biết: Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng đã tổ chức hàng trăm cuộc thanh tra, kiểm tra về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cơ sở chế biến, dịch vụ ăn uống thực phẩm. Qua đó, đã kiểm tra 5.328 cơ sở, phát hiện 1.018 cơ sở vi phạm, xử phạt 938 cơ sở và đóng cửa 1 cơ sở. Hàng ngàn sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không có nơi xuất xứ… đã bị tịch thu, tiêu hủy. Hầu hết các sản phẩm bị tiêu hủy chủ yếu là bánh kẹo Trung Quốc, phụ gia tẩy trắng thực phẩm, tương ớt, thịt gà không đảm bảo chất lượng... |
Theo SGGP
Tiêu chảy cấp là một bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Hàng năm trên toàn thế giới có tới 4,6 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy, trong đó, 85% số tử vong này là trẻ em dưới 1 tuổi.
(HBĐT) - Cùng với việc đẩy mạnh công tác đôn đốc các đơn vị thực hiện việc trích nộp tiền BHXH để đảm bảo quyền lợi lâu dài và hợp pháp cho người lao động, từ đầu năm đến nay Bảo hiểm xã hội huyện Kỳ Sơn đã thực hiên chi trả chế độ kịp thời cho các đối tượng tham gia BHXH và BHYT trên địa bàn toàn huyện
(HBĐT) - Nằm cách trung tâm huyện hơn 90 km đường quanh co đèo dốc, thông tin liên lạc của toàn xã phụ thuộc vào chiếc máy điện thoại cố định duy nhất đặt tại UBND xã, Đồng Nghê là một địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc. Vì sự cách trở đó mà Trạm y tế xã có vai trò hết sức quan trọng trong việc chăm lo sức khoẻ cho gần 400 người dân nơi đây.
Từ 1 đến 30/8, hơn 10.000 người dân tại các địa bàn Hà Nội (cũ), Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Sơn Tây được chăm sóc răng, miệng miễn phí trong chương trình “Vì nụ cười rạng rỡ Việt Nam”.
Nam giới ở tuổi 30 nếu xuất hiện những hiện tượng sau đây có nghĩa là chức năng cơ thể đã bắt đầu suy giảm.
Ngày 26-7, UBND TP Cần Thơ tổ chức buổi họp báo để giải đáp những thắc mắc của báo chí xung quanh việc xử lý các vấn đề xảy ra tại Công ty TNHH Bệnh viện Tây Đô thời gian qua.