Phụ nữ xã Mông Hóa thường xuyên được tuyên truyền kiến thức KHHGĐ an toàn.

Phụ nữ xã Mông Hóa thường xuyên được tuyên truyền kiến thức KHHGĐ an toàn.

(HBĐT) - Không chỉ ở vùng sâu, vùng xa mà ngay cả ở thành thị, trong khi công tác truyền thông Dân số -KHHGĐ đã ít nhiều làm thay đổi nhận thức hành vi của chị em phụ nữ thì thực tế hiện nay, vẫn có một bộ phận không nhỏ nam giới gần như “ vô can” trong công tác này.

 

KHHGĐ là chuyện của... phụ nữ”.

 

Bà Đinh Thị Hiển, cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi một trong những địa bàn có tỷ lệ sinh con khá cao chia sẻ: Để công tác tuyên truyền dân số đạt hiệu quả, ngoài các hình thức như tuyên truyền trên loa phát thanh, tờ rơi thì các CTV dân số ở đây còn tiến hành tuyên truyền trực tiếp tại các buổi họp thôn, xóm hoặc đến tận nhà tuyên truyền nhưng thực tế không mấy khi nhận được sự đồng tình của nam giới. Hoặc là họ bỏ ra ngoài hoặc là họ cho rằng chuyện đó không liên quan gì đến họ. Thậm chí tại nhiều xã khi triển khai chiến dịch thì rất nhiều các ban ngành đoàn thể đứng ngoài cuộc vì một lý do hết sức đơn giản : sinh đẻ là chuyện của ... đàn bà, con gái.

 

Đã có nhiều dự án, nhiều chương trình truyền thông lồng ghép trong đó đối tượng được hướng tới là nam giới nhưng thực tế triển khai dự án này thường rất khó khăn. Chị Nguyễn Thị Hoa, Chủ tịch hội PN xã Mông Hoá, huyện Kỳ Sơn chia sẻ: Mô hình gia đình trẻ hạnh phúc của xã thu hút hơn 25 cặp vợ chồng trẻ tham gia sinh hoạt. Trong đó, ngoài việc giúp đỡ nhau về giống, vốn thì CLB còn là một kênh thông tin tuyên truyền kiến thức về Pháp luật, chăm sóc SKSS/KHHGĐ... Song trong các buổi sinh hoạt, cứ khi đến phần tuyên truyền KHHGĐ thì cánh đàn ông lại ... bỏ ra ngoài vì lý do “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” trong khi thực tế, không ít cặp vợ chồng còn hiểu biết rất ít về vấn đề này.

 

Bên cạnh đó, hiện nay các gói dịch vụ về CSSKSS/KHHGĐ chủ yếu dành cho phụ nữ. Theo chị Quản Thị Biên, Giám đốc trung tâm DS-KHHGĐ huyện Đà Bắc thì gần như chỉ có chị em phụ nữ tiếp nhận các biện pháp tránh thai, còn nam giới thì chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Biện pháp tránh thai cho nam giới là dùng bao cao su trong khi phụ nữ phải làm các thủ thuật như đặt vòng, đình sản, tiêm... song thực tế không ít nam giới rất “lười” sử dụng các biện pháp KHHGĐ. Ngay như biện pháp đình sản dành cho cả nam và nữ nhưng tại chiến dịch KHHGĐ đợt I vừa qua, dù tuyên truyền rất nhiều, toàn tỉnh có 55 ca đình sản thì không có ca nào giành cho nam giới.

         

Cần sự vào cuộc của các đoàn thể “nam giới”.

 

Hiện nay, một trong những vấn đề nan giải nhất của công tác dân số KHHGĐ tỉnh chính là tỷ lệ sinh con thứ ba khá cao. Phần lớn nguyên nhân của những trường hợp này bắt nguồn từ nhận thức của người dân mà chủ yếu là từ phía người chồng. Thực tế rất nhiều chị em phụ nữ buộc phải “vỡ kế hoạch” chỉ vì trách nhiệm sinh quý tử nối dõ tông đường cho nhà chồng trong khi bản thân họ rất ngại phải sinh đẻ.

 

Không chỉ ở nông thôn mà ngay ở thành thị thì mảng tuyên truyền này hầu như vẫn đang bị bỏ trống. Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Ngọc, Giám đốc Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh cho biết: Khuyến khích nam giới tham gia KHHGĐ  gíup giảm nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, quan hệ tình dục an toàn, hạn chế các bệnh lây lan qua đường tình dục.

 

Tuy nhiên, để tiếp cận và tuyên truyền cho các đối tượng này, không thể trông chờ vào CTV dân số mà rất cần phải có sự vào cuộc của các ban ngành đoàn thể như Hội Nông Dân, Đoàn thanh niên, Hội CCB. Khi các hội đoàn thể này vào cuộc, dùng cách tuyên truyền nam giới nói cho nam giới nghe thì việc tuyên truyền vận động nhằm thay đổi tâm lý thích sinh con trai, khuyến khích nam giới tham gia sử dụng các biện pháp KHHGĐ hiện đại sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Như vậy công tác KHHGĐ không chỉ mang tính bền vững mà còn góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân.

 

                                                                                           Đinh Hoà

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tăng cường truyền thông can thiệp và tư vấn, chăm sóc điều trị ARV cho người có HIV/AIDS

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm 2010, toàn tỉnh phát hiện 40 trường hợp nhiễm HIV mới, 75 trường hợp chuyển AIDS mới, tử vong mới 35 trường hợp, luỹ tích tử vong là 619 người. Qua tư vấn đã có 850 người có nguy cơ cao đi xét nghiệm tự nguyện.

Xây nhà máy sản xuất đông dược đạt chuẩn quốc tế

Ngày 30/7, Công ty cổ phần Dược-Vật tư y tế Thanh Hóa đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất đông dược đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP-WHO tại khu công nghiệp Tây-Bắc Ga ở thành phố Thanh Hóa.

Hạn chế biến chứng sau nhồi máu cơ tim, thuốc gì?

Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim do thiếu máu cục bộ cơ tim kéo dài, thường gây ra bởi sự hình thành cục máu đông trong lòng động mạch vành (ĐMV) gây tắc và làm hoại tử vùng cơ tim mà ĐMV đó nuôi dưỡng. Đây là một loại bệnh nặng, diễn biến phức tạp, có nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh, tỷ lệ tử vong cao, hậu quả để lại cho người bệnh và xã hội còn nặng nề.

Cân bằng pH da giúp trẻ phòng ngừa một số bệnh

Việc duy trì độ cân bằng pH rất cần thiết, đặc biệt khi chăm sóc da cho trẻ. Điều này giúp làn da bé khoẻ mạnh và phòng ngừa một số bệnh nhiễm khuẩn.

Tiến tới tự chủ nguồn dược liệu

Theo Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), hiện Việt Nam mới đáp ứng được 50,18% nhu cầu sử dụng thuốc, nhưng 90% nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài. Sự phụ thuộc này khiến ngành dược Việt Nam đang gặp không ít rủi ro do biến động tỷ giá, giá cả nguyên liệu, rủi ro chất lượng nguyên liệu và thương mại.

Trạm y tế xã Ngọc Mỹ: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân

(HBĐT) - Xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc có tổng số 1.311 hộ, 5.845 dân sinh sống ở 19 địa bàn, có 3 xóm vùng đặc biệt khó khăn, xóm xa nhất cách trung tâm xã 10 km. Do địa hình phức tạp, giao thông đi lại ở một số xóm chưa thuận tiện nên việc thực hiện công tác y tế gặp không ít khó khăn, bất cập

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục