Mùa hè, trẻ em được nghỉ hè, được đi nghỉ mát, du lịch cùng bố mẹ. Một trong những nỗi lo của người lớn khi đưa trẻ đi du lịch là những bệnh tật gặp phải khi đi du lịch như ho, sốt và ngộ độc thực phẩm. Trong đó ngộ độc thực phẩm là chứng bệnh rất hay gặp.
Đặc điểm nhận biết: Ngộ độc thức ăn xảy ra khi trẻ ăn phải những thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố của vi khuẩn. Nếu không được quan tâm đúng và xử trí thích hợp ngộ độc thức ăn có thể làm cho trẻ bị rối loạn điện giải, hạ đường huyết, sốt, thậm chí là co giật...
Ngộ độc thức ăn khiến trẻ sốt, nôn, tiêu chảy... |
Khi bị ngộ độc thức ăn trẻ thường có các biểu hiện như nôn ói, đau bụng và tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc từ 1 giờ đến 3 ngày. Trẻ có thể nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày. Đau bụng dữ dội, quặn từng cơn sau đó đi tiêu chảy, triệu chứng đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn mửa nổi bật hay tiêu chảy nhiều hơn.
Thông thường, trẻ bị nôn nhiều và đau bụng nếu căn nguyên do độc tố. Còn do vi khuẩn, triệu chứng tiêu chảy sẽ nổi bật hơn. Nôn, tiêu chảy nhiều thường dẫn đến rối loạn nước và điện giải, đặc biệt ở trẻ em nhỏ. Sốt, đi ngoài phân nhày máu là dấu hiệu nhiễm khuẩn gây tổn thương ruột. Ngoài ra, trẻ bị ngộ độc thức ăn có thể biểu hiện nhiễm trùng toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não...
Chăm sóc tại nhà: Chăm sóc tại nhà tốt sẽ làm giảm tình trạng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng cho trẻ. Khi trẻ bị nôn, nếu trẻ đang nằm, nghiêng đầu trẻ qua một bên để tránh hít sặc. Bù lượng nước, chất điện giải bị mất qua chất nôn tiêu chảy cùng với những thay đổi thích hợp trong chế độ ăn sẽ làm giảm các triệu chứng và thúc đẩy sự hồi phục của trẻ.
Tích cực bù lượng nước, dịch đã mất cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, tích cực cho ăn, sử dụng các chế phẩm để bù nước và điện giải có sẵn như dung dịch oresol (ORS), viên hydrite. Lưu ý sử dụng loại oresol có nồng độ thẩm thấu thấp để hạn chế thời gian tiêu chảy ở trẻ. Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, nếu trẻ bị nôn ngay sau khi uống, cho trẻ tạm nghỉ trong 5-10 phút.
Tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, không cho trẻ ăn kiêng. Trẻ lớn cho ăn cháo, cơm, súp nghiền để giúp ruột mau hồi phục và hệ men tiêu hóa sớm hoạt động lại bình thường. Trẻ đang còn bú mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ, tăng lượng sữa so với trước khi trẻ ốm. Thông thường trẻ có thể ăn uống bình thường trở lại sau 24 giờ.
Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được theo dõi thường xuyên nhiệt độ, số lần và tính chất dịch nôn, phân và nước tiểu. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có những dấu hiệu nặng như: nôn nhiều, không thể uống được hoặc bỏ bú, mệt nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh; trẻ có thêm dấu hiệu khác như sốt cao, phân có máu, trẻ rất khát, đau bụng nhiều, bụng trướng, đau đầu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm: Tốt nhất là bảo đảm thức ăn an toàn và hợp vệ sinh. Chọn thức ăn chế biến an toàn, tránh những thức ăn ô nhiễm. Nấu chín thức ăn. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ thức ăn lạnh, nhưng không nên để quá 2 giờ. Hâm nóng kỹ lại thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt các vi khuẩn mới nhiễm. Tạo thói quen cho trẻ và người chăm sóc rửa tay cho trẻ trước khi ăn. Bên cạnh đó hành trang khi đi du lịch của nhà bạn nên kèm theo vài gói oresol để kịp thời bù nước cho trẻ khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm.
Theo Báo SKĐS
Ngủ là một nhu cầu thiết yếu nhưng nếu lúc nào cũng buồn ngủ hay vùi mình trong chăn khi mặt trời đã đứng bóng thì có tốt?Bạn đã biết những gì về ngủ nhiều?
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm 2010, toàn tỉnh phát hiện 40 trường hợp nhiễm HIV mới, 75 trường hợp chuyển AIDS mới, tử vong mới 35 trường hợp, luỹ tích tử vong là 619 người. Qua tư vấn đã có 850 người có nguy cơ cao đi xét nghiệm tự nguyện.
Ngày 30/7, Công ty cổ phần Dược-Vật tư y tế Thanh Hóa đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất đông dược đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP-WHO tại khu công nghiệp Tây-Bắc Ga ở thành phố Thanh Hóa.
Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim do thiếu máu cục bộ cơ tim kéo dài, thường gây ra bởi sự hình thành cục máu đông trong lòng động mạch vành (ĐMV) gây tắc và làm hoại tử vùng cơ tim mà ĐMV đó nuôi dưỡng. Đây là một loại bệnh nặng, diễn biến phức tạp, có nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh, tỷ lệ tử vong cao, hậu quả để lại cho người bệnh và xã hội còn nặng nề.
Việc duy trì độ cân bằng pH rất cần thiết, đặc biệt khi chăm sóc da cho trẻ. Điều này giúp làn da bé khoẻ mạnh và phòng ngừa một số bệnh nhiễm khuẩn.
Theo Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), hiện Việt Nam mới đáp ứng được 50,18% nhu cầu sử dụng thuốc, nhưng 90% nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài. Sự phụ thuộc này khiến ngành dược Việt Nam đang gặp không ít rủi ro do biến động tỷ giá, giá cả nguyên liệu, rủi ro chất lượng nguyên liệu và thương mại.