Bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến rất phức tạp tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, khu vực miền Trung, Tây Nguyên đang nổi lên là trọng điểm của căn bệnh nguy hiểm này.
Gánh nặng cho ngành y
Tính đến ngày 1/8, toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có 650 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó hơn 430 ca dương tính. TP. Huế là nơi có bệnh nhân sốt xuất huyết nhiều nhất (27/27 xã phường) với 368 ca, tập trung chủ yếu ở các phường Kim Long và Hương Long. Theo Sở Y tế Thừa Thiên - Huế, so với năm 2009 (chỉ có hơn 20 ca mắc bệnh) thì năm nay bệnh sốt xuất huyết bùng phát dữ dội. Do số lượng bệnh nhân tăng đột biến nên hầu hết bệnh viện trên địa bàn tỉnh này đang rất đông bệnh nhân. Tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện TW Huế, mỗi ngày có trên 10 ca sốt xuất huyết được chuyển vào điều trị khiến bệnh nhân phải nằm ngoài hành lang.
Tại Bình Định, đến thời điểm này, sốt xuất huyết đã bùng phát ở tất cả 11 huyện, thành phố trong tỉnh. Tính từ đầu năm tới nay, tỉnh Bình Định có đến 1.186 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 2 ca tử vong. So với cùng kỳ năm trước, số ca mắc sốt xuất huyết tăng hơn 50%.
Còn tại Đà Nẵng, ngày 4/8, Trung tâm y tế dự phòng TP. Đà Nẵng cho biết: Dịch sốt xuất huyết trên địa bàn TP. Đà Nẵng đang diễn biến phức tạp với số lượng bệnh nhân gấp 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tính từ đầu năm 2010 đến nay, toàn TP. Đà Nẵng đã có 1.291 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2009. Điều đáng lưu tâm là Đà Nẵng đang bắt đầu vào mùa mưa, nên có thời điểm số bệnh nhân nhập viện lên đến trên 70 người/ngày trên cả 3 tuyến y tế xã phường, quận huyện và thành phố. Hiện tại, các quận Hải Châu, Sơn Trà và Liên Chiểu là địa phương có số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nhiều nhất.
Người dân vẫn chủ quan
Việc chủ quan không chỉ thể hiện ở phòng bệnh mà cả chữa bệnh. Tại Kon Tum, địa phương cũng đang có bệnh sốt xuất huyết hoành hành, nhiều bệnh nhân không tới bệnh viện điều trị.
Vừa hoàn hồn vì suýt chút nữa mất đi cậu quý tử Lê Ngọc Bảo, bà Đỗ Thị Sen, 98 Tô Vĩnh Diện, phường Hoa Lư, TP.Pleku cho biết: "Khoảng 10 ngày trước, cháu Bảo có triệu chứng đau đầu, gia đình cứ tưởng cháu chỉ bị sốt virut nên mua thuốc hạ sốt thông thường cho cháu uống. Ai ngờ đâu 5 ngày sau cháu bị xuất huyết khắp người, bất tỉnh. Đưa đến viện, các bác sĩ cho biết chỉ cần nhập viện trễ ít giờ nữa là khó cứu".
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế tiếp tục cảnh báo người dân đề phòng dịch bệnh trong mùa nóng. Hiện sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác do virut, vi khuẩn gây ra đang có xu hướng gia tăng. Theo tin từ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho hay. Thống kê trong tháng 7, trung bình Hà Nội xuất hiện 10 ca sốt xuất huyết/tuần. |
Bệnh nhân Nguyễn Thanh Quang (thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) cũng nhập viện trong tình trạng nguy kịch: nôn ra máu, tụt huyết áp, tụt tiểu cầu. Chị Đỗ Thị Thanh Hương - vợ anh Quang cho biết: "Khoảng nửa tháng trước, chồng tôi đột nhiên cảm thấy người lúc nóng, lúc lạnh. Tự điều trị tại nhà cả tuần nhưng sức khoẻ nhà tôi cứ yếu dần cho đến khi bất tỉnh. May mà gia đình đưa đi cấp cứu kịp thời nếu không e không kịp nữa...".
Kon Tum hiện có hơn 50 bệnh nhân sốt xuất huyết đang được điều trị tại khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, trong khi khả năng của khoa này chỉ tiếp nhận được khoảng 25-30 bệnh nhân.
Trước tình hình dịch bệnh bùng phát, Sở Y tế các tỉnh đã tổ chức phun hóa chất trên diện rộng tại các vùng có người mắc bệnh và cung cấp đầy đủ thuốc men, dịch truyền cho các cơ sở y tế. Tuy nhiên, do ý thức phòng chống dịch sốt xuất huyết của người dân còn kém nên dịch bệnh này tiếp tục lan rộng. Hơn nữa, mặc dù dịch sốt xuất huyết đang bùng phát dữ dội và có người tử vong nhưng các tỉnh vẫn không công bố dịch khiến công việc dự phòng và điều trị gặp nhiều khó khăn.
Theo Báo SKĐS
Theo đánh giá của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), hiện nay bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang vào thời điểm bùng phát mạnh tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam.
Người lớn, trẻ lớn có khả năng mô tả được triệu chứng cơ năng khi bị mắc bệnh nhưng trẻ nhỏ không thể nói được vấn đề này. Vì vậy, việc phát hiện dấu hiệu khó thở ở trẻ nhỏ rất quan trọng, nó liên quan đến một số loại bệnh có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe kể cả tính mạng của trẻ. Mọi người cần quan tâm để chủ động ngăn chặn những nguy hại cho trẻ.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bảo vệ nhu mô, tăng cường chức năng gan mà người tiêu dùng thường gọi là thuốc bổ gan. Các thuốc này nếu dùng đúng lúc sẽ hỗ trợ khi gan bị tổn thương hay bị rối loạn chức năng...
Trong khi các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, tay chân miệng chưa có dấu hiệu lắng xuống, một bệnh nhi tử vong do nhiễm cúm A/H1N1 đã trở thành cảnh báo về một nguy cơ dịch bệnh
(HBĐT) - Trong 4 ngày từ 1 – 4/8, Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho CTV dân số mới tăng năm 2010. Tham dự lớp tập huấn có 45 học viên đến từ các xã thuộc 5 huyện Tân Lạc, Lương Sơn, Thanh phố Hoà Bình, Đà Bắc, Kỳ Sơn, Yên Thuỷ.
Sau một năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) những bất cập, vướng mắc được nói đến nhiều hơn tại Hội nghị giao ban công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT, ngày 3.8, tại Hà Nội.