Nguyên nhân phổ biến của giảm thính lực cơ bản là do tổn thương từ từ vì tiếp xúc với tiếng ồn. Điều này hiếm khi xảy ra điếc nhưng gây hậu quả nghiêm trọng

 

Tình trạng mất hoặc giảm thính lực đã được khẳng định đang ngày càng gia tăng ở số người trẻ tuổi tại các đô thị. Trong đó, khoảng 50% trẻ em bị mất thính lực nhưng thường được chẩn đoán sai là vì tâm thần, chậm phát triển... mà không được xác định chính xác thủ phạm là ti vi, âm thanh nổi, máy móc, giao thông, máy hát, MP3...

 
Hai nhóm tác động
 
Mất hoặc giảm thính lực đang được các chuyên gia y tế xếp vào hai nhóm: Tác động lên sự dẫn truyền (xảy ra do một bất thường về cơ thể. Chẳng hạn dịch ở trong tai, thủng màng nhĩ, những xương nhỏ của tai không thể dẫn âm thanh tới xoắn tai, màng nhĩ không thể rung); tác động lên thần kinh (xảy ra khi tế bào thần kinh trong xoắn tai bị tổn thương, những sợi lông nhỏ trong xoắn tai bị gãy hay bị cong, tế bào thần kinh thoái hóa).
 
 
Khi nghe nhạc, cần điều chỉnh âm lượng ở mức vừa phải. Ảnh: Tấn Thạnh


Hiện nguyên nhân phổ biến gây giảm thính lực cơ bản là do sự tổn thương từ từ vì tiếp xúc với tiếng ồn. Điều này hiếm khi xảy ra điếc nhưng lại gây hậu quả nghiêm trọng cho cuộc sống bệnh nhân. Đôi khi các tổn thương chỉ là tạm thời nếu sự tiếp xúc với tiếng ồn được giới hạn, nhưng sự tiếp xúc với tiếng ồn lặp đi lặp lại thì điếc vĩnh viễn có thể xảy ra.
 
Các yếu tố rủi ro
 
Ngoài kiểu gien và tuổi tác cao có thể là nguyên nhân của mất thính lực thì những yếu tố sau đây luôn chiếm tỉ lệ cao nhất:
 
- Thói quen mở âm lượng tivi cao hơn bình thường.
 

Giảm tiếp xúc tiếng ồn

Ngăn ngừa mất thính lực sẽ hiệu quả hơn là chữa mất thính lực. Giảm sự tiếp xúc với tiếng ồn là một chiến lược quan trọng.
 
Cụ thể là dùng dụng cụ gắn vào tai để giảm tiếng ồn khi vận hành máy móc, thiết bị, khi đi xe gắn máy, khi chơi bắn súng...

Người lớn nên kiểm tra thiết bị âm thanh khi thấy trẻ con sử dụng MP3, lưu ý là âm lượng không nên quá 60% âm lượng tối đa.

- Tiếp xúc tiếng ồn: Một chuỗi tiếng động liên tiếp với độ lớn 85 decibels có thể làm giảm thính lực. Đó có thể là âm thanh từ một pha hỗn độn giao thông, một bản nhạc rock hoặc âm thanh quá lớn từ MP3. Các chuyên gia về y tế khuyên không để tai tiếp xúc với tiếng ồn 85 decibels hơn 1 giờ/ngày.
 
- Dược phẩm và hóa chất: Kháng sinh Gentamicin có thể làm tổn thương tai trong. Aspirin liều cao có thể tác động gây mất thính lực tạm thời. Các chất dung môi cũng có khả năng gây mất thính lực. Liệu pháp hormone thay thế cũng ảnh hưởng thính lực do tác động của Progestin. Nếu bạn đang sử dụng những dược phẩm và liệu pháp nói trên thì nên kiểm tra tai định kỳ 6 tháng/lần và ăn thực phẩm có tác dụng tăng cường thính lực.
 
- Cảm cúm, sốt, viêm màng não đều có thể làm tổn thương xoắn tai; nhiễm vi khuẩn có thể gây tổn hại các tế bào nhung mao gây mất thính lực. Huyết áp cao cũng có thể ảnh hưởng đến những tế bào nhỏ ở tai giữa; nhiễm trùng tai là nguyên nhân phổ biến gây mất thính lực ở trẻ em.
 
- Màng nhĩ có thể thủng vì chấn thương trực tiếp từ tiếng ồn hoặc do mổ tai để điều trị nhiễm trùng...
 
- Thiếu hụt các vitamin, các khoáng chất, các chất chống ô xy hóa (như acid folic, kẽm, đồng, magnesium...) cũng làm tăng nguy cơ giảm thính lực.
 
- Những người hút thuốc lá có xác suất 70% giảm thính lực do khói thuốc làm ôxy hóa tế bào trong cơ thể, bao gồm cả những tế bào lông cực kỳ nhạy cảm trong tai.
 
 
 
                                                                                     Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cán bộ LĐ-TB-XH xã Thanh Hối hướng dẫn, giúp đỡ nạn nhân CĐDC lập hồ sơ đề nghị được hưởng trợ cấp theo quy định
Học sinh bị cách ly điều trị tại trường do lây nhiễm cúm A/H1N1 năm 2009

TPHCM phát hiện heo dương tính với virus tai xanh

Theo báo cáo gửi UBND TPHCM của Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người, TPHCM đã phát hiện ra những trường hợp heo dương tính với virus tai xanh đầu tiên.

Để cuộc vui không hóa buồn

Uống rượu thường xuyên sẽ thành thói quen khó từ bỏ. Uống rượu đến mức lệ thuộc vào rượu, say xỉn, mất tự chủ và lý trí có thể khiến ai đó giết người vì rối loạn tâm thần, nhân cách.

Bữa cơm gia đình kết nối giữa cha mẹ và con cái

Theo một nghiên cứu mới được thực hiện tại Đại học điều dưỡng Minnesota (Mỹ), trong bối cảnh cha mẹ ngày càng có ít thời gian dành cho con cái hơn do công việc bận rộn, thì ngồi bên nhau trong bữa ăn tối là cách hiệu quả để tránh tình trạng các cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con cái giảm sút.

Tiền Giang: Sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng

Theo sở Y tế Tiền Giang, trong hai tuần qua bệnh sốt xuất huyết tiếp tục tăng cao. Bệnh đã xảy ra hầu hết các địa phương trong tỉnh, nhiều nhất là huyện Cai Lậy (715 ca), Châu Thành (432 ca), Cái Bè (295 ca), TP. Mỹ Tho (272 ca)…, nâng tổng số đến nay toàn tỉnh có 2.400 ca sốt xuất huyết, một trường hợp tử vong.

Công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của công tác Phòng chống suy dinh dưỡng, tỉnh ta đã tăng cường công tác giám sát việc triển khai chương trình suy dinh dưỡng (SDD ) ở cơ sở; chú trọng thay đổi thái độ, hành vi của các bà mẹ và những người chăm sóc trẻ. Mục tiêu chươngtrình đặt ra là: Giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân từ 24,3% xuống còn 23%; và giảm tỷ lêj SDD thể thấp còi từ 31,6% xuống còn 30,6% năm 2010

Bệnh dại vẫn tấn công người, vì sao?

Trong 6 tháng đầu năm 2010 cả nước đã có trên 30 trường hợp tử vong do bệnh dại gây nên. Mặc dù đây là một trong những căn bệnh cổ xưa nhất của loài người nhưng đến nay do sự thiếu hiểu biết và chủ quan của con người vẫn để cho bệnh dại có cơ hội tấn công. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết về căn bệnh này của PGS.TS. Đinh Kim Xuyến- nguyên Chủ nhiệm thường trực Dự án Phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục